Đọc báo thấy nói anh VN Airlines không tiêu thụ xăng của Dung Quất khiến xăng của nhà máy này phải mang đi xuất ngoại. Mua là hãng BP trụ sở ở Sing. Nghe thông tin lên báo chí thấy có vẻ anh VN Airlines dễ bị khiển trách còn anh Dung Quất thì có vẻ đáng thương.
Thực ra hành động của VN Airlines cũng dễ hiểu và thực chất là hoàn toàn hợp lý. Không phải cứ hãng nước ngoài hoặc tầm cỡ như BP mua xăng tức là xăng đó đạt tiêu chuẩn an toàn hàng không. Trong các hợp đồng mua bán xăng dầu, thường có nhiều loại và nhiều điều khoản khác nhau. Thông thường với các loại xăng mà chưa có chứng chỉ kiểm nghiệm thì các công ty chào mua thường có điều kiện về chất lượng tương ứng với giá. Khu vực Đông Nam Á có 2 hãng là BP và Shell thường xuyên mua bán xăng dầu các loại. Mỗi hãng có các chính sách mua bán khác nhau.
Như Shell họ thường kiểm tra trước rồi trên cơ sở đó mới chào giá. Còn với BP thì có cách khác, là họ mua trước với giá đủ chấp nhận rủi ro rồi kiểm tra sau. Hoặc cũng có khi mua kèm điều kiện là với xăng có hàm lượng tạp chất 1 phần triệu thì giá A, 2 phần triệu thì giá B ...
Với các nhà máy lọc dầu, xăng nó cứ ào ào lọc ra hàng ngày, đổ vào các bể chứa. Trong trường là hợp bể chứa đầy thì nhà máy sẽ tự động shutdown. Vì thế việc buôn bán xăng dầu của nhà máy lọc dầu khá mệt và luôn phải tính từ xa. Lơ mơ không kiếm được hãng mua, xăng nó đầy bể chứa (gọi là tank top) thì mệt lắm.
Vừa rồi chắc nhà máy Dung Quất có mẻ xăng máy bay Jet A1 đầu tiên, nên VN Airlines ko dám mua, chờ có chứng chỉ đã. Nhưng xăng vẫn cứ phải đẩy đi chứ không thể chờ đến khi có chứng chỉ thì mới bán, nên Dung Quất bán vội cho BP. Trò mua của BP sẽ có phụ phí cao, tức là giá bán xăng bị thấp. Phải sau khi có chứng chỉ thì nhà máy mới yên tâm tiến hành hoạt động thương mại dễ dàng.
Nhưng nghe trên báo có vẻ như VNAirlines xính hàng ngoại ấy. Hihi, cũng là 1 thông tin, nhưng không diễn giải đầy đủ hoặc không có am tường thì dễ trách oan lắm.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment