21.8.10

Tỷ giá và cơ hội cho nhà đầu tư

Vấn đề tỷ giá đang căng như dây đàn và đi vào những cái tôi đã hình dung trước đây mà bận quá nên cũng ít viết ra. Ngay sau vụ việc Vinashin thì tôi đã mường tượng về 1 điều là tỷ gía, bởi cái mà ai cũng biết là chính phủ vay 750tr USD cho Vinashin, và một doanh nghiệp bình thường dù không có nhạy cảm trong vấn đề tỷ giá cũng sẽ đặt câu hỏi: liệu khi phải trả nợ cho Vinashin thì sẽ như nào? Và tâm lý người ta đa phần có sự lo lắng trong đó.

Tuy nhiên lý do trực tiếp trong đó không phải lại là Vinashin. Mà từ 1 anh lớn khác. Chỉ cần nhìn dự trữ ngoại hối của VN năm ngoái khoảng 20 tỷ $, mà bây $ giờ còn 7-8 tỷ $ thì đủ biết là có 1 khoản ngoại tệ rất lớn biến đi. Như cái liên doanh lọc dầu ở Venezuela của VN, VN phải góp 4,8 tỷ $ cho đến khi khai thác xong nhưng giả sử giai đoạn đầu phải mang đi 1-2 tỷ $ thì dự trữ của VN còn đi đến đâu. Tiếp đó còn bao nhiêu dự án khác, đều là mang tiền đi cả. Và thêm nữa là hàng loạt dự án lớn của VN, dù là đầu tư cho nền kinh tế nhưng máy móc nguyên vật liệu phải nhập về quá lớn. Những cái này rất cần thông tin minh bạch và những bộ óc quản lý tốt ở cấp vĩ mô, để điều tiết cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu của VN. Theo tôi biết hiện nay bộ KH&DT và Bộ CT không nắm được kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, không có tiến độ giải ngân của các dự án thì làm sao nắm được tình hình nhập khẩu của VN. Từ đó làm sao điều tiết được các vấn đề dự trữ, ngoại hối chứ.

Thực sự cảm nhận của tôi lúc này, hình ngoại hối căng thẳng hơn 2007 rất nhiều. Chưa biết các bác to to sẽ chống đỡ như nào, và hậu quả ra sao, vì nó có khả năng xảy ra cùng thời điểm với suy thoái tiếp theo của Mỹ  nên cái đó có thể là 1 cái may mắn của VN. Chỉ cần nhìn các dự án lớn phải lùi lại hoặc được phép lùi lại 1 thời gian là chỉ báo quan trọng cho biết rằng đang thiếu vốn để nhập khẩu.

Câu chuyện về tỷ giá và các dự án hầu như rất dài. Tuy nhiên vấn đề thực tế với các nhà đầu tư CK là sẽ hành động như nào trong các tình huong đó. Với tôi, khi mà công việc quá bận, thì tôi chỉ đầu tư CK theo kiểu 1 năm 2 sóng. Chờ sóng thật lớn mà chỉ xảy ra 1 hoặc 2 lần trong năm, sóng này diễn ra cơ bản với mọi cổ phiếu. Chơi kiểu vậy nhàn và làm được những việc khác, nhưng có cái dở là không bám sát thị trường, nhiều khi sau này có thể sẽ mất đi độ nhạy cảm cần thiết. Tôi nhảy ra 90% vào dịp đầu tháng 5 và đến giờ vẫn chưa đặt chân vào, nhưng đã gia tăng sự chú ý với thị trường. Chỉ chờ dấu hiệu lớn về tỷ giá nữa thôi.

Vậy thì các NDT nên đặt các kịch bản nào của tỷ giá trong giai đoạn tới?
Kết hợp với các chart về các lần khủng hoảng tỷ giá của các nước trên thế giới, từ đó đưa ra được hành động cho riêng mình.

Tôi sẽ dần dần (nếu có thời gian) đưa ra các hướng đi đó cho tôi và sẽ post lên đây. Nhưng riêng vấn đề nhảy nhót giữa tỷ giá và CK thì cái này bạn nào làm NH, có điều kiện dễ dàng hay nhảy.

Còn chơi CK thì giả sử như Thái Lan năm 1997, tỷ giá rớt khoảng 50%, tức là bạn dù không đầu tư, cầm tiền mặt thì mất toi 50% giá trị. VN tính mấy năm gần đây cũng thế, USD cứ nhích dần nhích dần, từ 16k lên 18k lên 19k và lên 20k là chắc chắn. Nhưng thiệt về tỷ giá vài % đó vẫn dễ dàng sinh lãi nếu nhảy vào thị trường đúng lúc, vì nhảy vào đúng lúc thì lãi vài chục % cơ. Cần nhất là có cash và đừng quá bị quay cuồng khi rơi vào vòng xoáy tỷ gia.

Thực ra nhà đầu tư thì có cái lợi hơn ko phải nhà ddầu tư nếu xã hội rơi vào vòng xoáy tỷ giá. Bạn chỉ làm công ăn lương thì giá cả tăng sẽ khiến mức sống của bạn thấp đi. Còn nếu là NDT và đi đúng hướng thì giá cả tăng nhưng bạn vẫn có 1 nguồn bù vào đó, chính là các khoản đầu tư. Chứ còn giữ $ thì chỉ nên có 1 phần dự trữ, còn lại cash sẵn sàng để chờ cơ hội.

Còn nhìn dài hạn nữa, thì VNI đã và đang giảm từ 3/2007, tức là 3,5 năm rồi. Đó là cú bearish khá dài. Các bác thử giở đồ thị các nước châu Á xem sau hành trình bearish dài như vậy thì bullish kéo dài bao lâu, từ đó có chiến lược đầu tư hợp lý.

5 comments:

  1. hehe, thế là em biết anh Perochan bullish roài, dù là bull trong bear (đang hơi bear nhưng mà nghĩ là cuối của bear roài), hihi, nghĩ cũng phấn khởi, cố gắng cầm tiền mấy tháng nữa, có điều, đúng là nhiều lúc, nhìn thấy mấy hiện tượng ngoài đời ... hay như một số bác nói "biết nhiều thì hổng dám mua Chứng nữa"... nhiều lúc cũng phải "chơi" mặc kệ tốt xấu...

    ReplyDelete
  2. nhưng mà anh ơi, em vừa mở chart ra xem lại, haizz, tụi ĐNÁ và châu Á (trừ nhật bản) thì em cứ tính từ chân up-trend để vượt đỉnh cũ thì cũng đều "vật vã" 4-5-6 năm, hichic, nhìn con số đó thì thấy 3.5năm của VN mình... cứ như là chưa xinhê j vậy, hự hự

    ReplyDelete
  3. Bác máu quá nên nghĩ ngay đến vượt đỉnh cũ. Chỉ cần đi từ giờ cho đến đỉnh cũ 1170 là gần gấp 3 lần trong 5-6 năm. Nhưng trong hành trình đi lên đó,nhảy ra nhảy vào theo sóng lớn thì bác lãi gấp 10 lần hoặc hơn.

    Chỉ cần mục tiêu khiêm tốn, dần dần, là mỗi năm lãi 50% thôi là ổn rồi. Đó là bearish. Còn bullish thì mục tiêu cao hơn chút. Có mục tiêu phù hợp với mình như vậy và hoàn thành sẽ thấy nhẹ nhàng, thanh thản hơn nhiều.

    ReplyDelete
  4. hihi, ý em cũng chỉ mong có sóng to thui, k dám mơ sóng về 1200, hihi, mà cái blogpost này k có page views nhỉ? k phải là ham page views j đâu, nhưng mà thỉnh thoảng cũng muốn xem cho vui, vì em nghĩ vẫn có rất nhiều người dõi theo blog này của anh pero (nh họ k lên tiếng thoai), hìhì, giá mà có cái page views để kiểm chứng :D

    ReplyDelete
  5. Nhiều khi cắm cúi vào đánh từng tháng chứ ít khi ngỏng đầu lên nhìn xem 3-5 năm như bác nói ...nhưng để nhìn dài hạn thế như các sóng dài kondratief..nếu là đầu tư nhỏ lẻ thì bó tay luôn ...phải là tổ chức hay các cao thủ về tiền tệ mới nhìn đựoc độ 2 năm ở mình thôi ...dạo này bác ít viết về ck quá ..chịu khó tý đi..em vẫn hay theo dõi ...vote

    ReplyDelete