Cách đây vày hôm, tôi có đọc tin Thủ tướng đồng ý việc nghỉ lễ 2-9 năm nay kéo dài thành 4 ngày, từ 2-9 đến 5-9. Sau đó ngày 11/9 là thứ bảy tuần sau sẽ làm bù ngày 3/9.
http://dantri.com.vn/c20/s20-417994/dip-29-cong-chuc-duoc-nghi-4-ngay-lien-tiep.htm
Câu chuyện này cách đây 2 năm tôi đã từng viết khi lang thang VST và cứ mỗi lần đến dịp lễ, nhìn ngày nghỉ cứ manh múm là lại thấy buồn cho các bác làm chính sách và cho ngành du lịch.
Mấy ngày gần đây có các chương trình du lịch, cũng là lĩnh vực dịch vụ. Xu hướng là kích cầu du lịch nộiđịa bằng đủ các biện pháp giảm giá tour này kia. Nhưng em nghĩ có 1 cách kích cầu du lịch nội địa hiệu quả và đơn giản: đó là dùng chính sách ngày nghỉ lễ không bị xé lẻ.
Đơn cử như Tết dương lịch vừa rồi, 1/1 là thứ 5, cả nước nghỉ, nhưng T6 ngày 2/1 lại đi làm và T7, CN lại nghỉ. Thế thì ngày nghỉ lẻ tẻ và khó mà có những phong trào du lịch được. Lâu nay có 1 số công ty, trường học dùng ngày nghỉ bù, tức là làm bù vào T7 tuần trước đó để nghỉ bù ngày 2/1. Và như vậy kỳ nghỉ được kéo dài thành 4 ngày liên tiếp, đủ để đi du lịch đâu đó.
Thế nhưng dù đơn vị đó làm vậy thì vẫn không thành phong trào du lịch rộng rãi trong ngày nghỉ được, vì nhiều người còn ràng buộc vào người xung quanh. Nhiều khi gia đình con cái bạn bè họ làm ở đơn vị khác, con vẫn phải đi học, chồng vẫn đi giao dịch chứng khoán ngày 2/1, bạn bè vẫn phải đi cày (đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân). Nên là lại chỉ còn 2 ngày cuối tuần như 52 lần trong năm, không đủ để làm 1 chuyến du lịch dài...
Tức là chưa có 1 chính sách chung để kéo dài ngày nghỉ, qua đó hy vọng tăng du lịch nội địa. Chính vì thế cần 1 quy định chung cả nước, quy ra các ngày nào làm bù, ngày nào nghỉ, để các doanh nghiệp tự
lo liệu, đặc biệt khối tư nhân. Miễn sao cứ 1 năm vẫn đủ 260 ngày làm việc, còn các đợt nghỉ được nối sát nhau, đừng bị xé lẻ. Khi đó người nghỉ được nghỉ, người làm dịch vụ cũng sẵn sàng tinh thần chuẩn đón người nghỉ để chặt chem, hehe.
Tính ra năm 2008, có ngày 8/3 vua Hùng rơi vào thứ 3 thì phải, thế mà không biết nghỉ bù ngày thứ 2 trước đó thì kéo thành 1 đợt 4 ngày, đợt 30/4-1/5 và 2/9 đều giữa tuần, cũng nghỉ rất lẻ tẻ, không tạo tính liên tục. Tới đây là tết âm lịch, nếu có chính sách làm bù để nghỉ ngày 30/1 thì có thể kéo đợt Tết âm lịch nghỉ 1 lèo tới 9 ngày lận.
http://forum.vietstock.vn/archive/index.php/t-8633.html
Chính sách cho nghỉ 4 ngày lễ tháng 9 năm nay là một bước tiến bộ. Dù nó được công bố chỉ trước đó 10 ngày nhưng tôi vẫn nghĩ rằng thà có còn hơn không. Tức là vẫn cứ nghỉ đi đã, gấp gáp tí tẹo như link ở đây http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Du-lich/2010/08/3BA1FB1C/
Việc ra các chính sách như vậy thì không có gì lạ. Kiểu như kỷ niệm 1000 năm TL-HN thì nháo nhào nghĩ ra đủ thứ để hoàn thành trong 6 tháng, dù cách đây 10 năm người ta đã biết TL-HN sẽ 1000 tuổi nhưng không làm gì. Từ kế hoạch quốc gia như vậy thì dễ hiểu để suy luận ra các chính sách khác mà thôi. Giật cục, phanh gấp hay rẽ ngoặt là những điều rất bình thường trong chính sách kinh tế, xã hội ở nhà ta. Giống như giao thông trên đường phố vậy.
Tuy nhiên tôi lại đánh giá việc cho nghỉ 4 ngày năm nay là động thái tích cực. Bởi vì sau ngày lễ, những ai không kịp đặt tour đi du lịch, những công ty nào không kịp chuẩn bị đón tiếp khách thì sẽ bất bình, phản đối và có những phản biện xã hội. Và vô hình chung, người làm chính sách muốn chính sách của mình đưa ra có lợi, có hiệu quả xã hội thì họ sẽ tiếp thu điều đó, để rồi cải tiến. Bước cải tiến tiếp theo, tôi nghĩ, kế hoạch nghỉ cả nước sẽ được báo sớm hơn. Ví dụ đợt 30/4 thì sẽ báo từ tháng 3, đợt 2/9 thì báo từ đầu tháng 8.
Và cao hơn nữa, sau nhiều phản hồi, sau nhiều tháng, thì sẽ tiến tới 1 nấc nữa. Chủ tịch nước (hoặc bác nào đó tương đương) đưa ra 1 lịch nghỉ chung hay pháp lệnh về ngày nghỉ trong năm. Việc này rất đơn giản, chỉ cần mở máy tính ra đặt các ngày lễ rồi kéo dài ngày nghỉ và chọn ngày đi làm bù.
Bây giờ, chỉ ngồi đếm xem, khi nào nhà nước sẽ có 1 chương trình ngày nghỉ báo trước cả năm?
Năm 2011 hay 2012 sẽ có pháp lệnh đó?
Còn tôi, khi thấy bước tiến trong dịp nghỉ lễ năm nay thì tôi hoàn toàn tin vào câu hỏi trên của mình. Nhưng cá nhân thì lại chuyển sang 1 hướng khác. Đó là suy ngẫm về tốc độ tăng trưởng trong tư duy làm chính sách của nhà mình như nào, để từ đó mình có 1 độ cảm nhận trong các diễn biến kinh tế VN.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
hehe, em vẫn nhớ câu chuyện của anh pero 2 năm trước, nhưng cũng không ngờ anh còn tìm được cái link 2 năm trc ở vst, hehe, tự nhiên lại thấy nhiều kỷ niệm quá...
ReplyDeletenói về k.tế và ck 1 tí, hihi, anh pero nói là đang chờ cú sốc tỉ giá, nhưng em giả định nếu ko có cú sốc tỉ giá đó thì chắc anh pero chờ đợi 1 cú chuyển mình (đúng hơn là 1 chính sách mới nào đó) của NHNN hoặc chính phủ nhỉ ?! hihi