23.2.11

Ai Cập và những bài học rút ra cho xã hội Việt Nam

Cách đây hơn 10 năm, tôi từng đeo ba lô lang thang khắp nơi trên đất nước Ai Cập. Đi bằng đủ các loại phương tiện khác nhau, từ các tour du lịch đến tự nhảy xe đò, tàu hỏa, tàu thủy dọc sông Nile, máy bay qua vùng xa mạc đầm lầy có nhiều phiến quân để tới Abu Simbel v.v. Cảm giác xã hội Ai Cập giống hệt Việt Nam.

Lịch sử hiện đại Ai cập cũng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, khi cùng chịu ách đô hộ của thực dân Pháp, cùng số dân cư v.v. Trên những con đường quốc lộ khắp Ai Cập người ta cũng phơi rơm rạ y hệt Việt Nam và tỷ lệ tai nạn giao thông cũng khá cao vậy. Đường tàu hỏa của họ khổ rộng hơn ở VN, nhưng các toa tàu cũng phải leo bậc cao chót vót, không có platform ngang mặt sàn tàu. Trong các thành phố, nhà cửa xây loạn xạ, thậm chí khôgn trát vữa, xe cộ còi inh ỏi, chạy trên đường phố cũng không theo làn, và xe nào cũng xây xước lung tung khắp vỏ xe.  Chỉ khác là thủ đô Cairo có hệ thống tàu điện ngầm.

Ai cập là nước phát triển du lịch. Năm 1997 có vụ Hồi giáo cực đoan thảm sát hơn 50 du khách phương Tây ở Luxor (cố đô Ai Cập) nên họ có chính sách rất hay về vận chuyển du lịch, đảm bao an toàn cho du khách. Giả sử nếu bạn là khách nước ngoài mua 1 tour du lịch từ Hà Nội đi Huế, thì dù bạn mua của công ty nào nhưng tất cả cuối cùng cũng đều xuất phát cùng 1 thời điểm trong ngày. Hàng ngày xe của các hãng du lịch đi từ HN vào Huế chỉ có 1 chuyến lúc 2h sáng và khi đó tập trung hàng chục đến hàng trăm xe giường nằm. Tất cả lên đường cùng lúc dù bạn là khách của các hãng khác nhau. Khi đến Huế, bạn lại tự đi tour theo công ty của bạn và tỏa ra khắp nơi ở Huế theo các chương trình khác nhau. Đến tối quay trở lại Hà Nội hoặc nếu bạn đi dài ngày thì hôm sau quay trở lại. Các hãng du lịch đủ cách để bố trí lịch sinh hoạt của bạn. Cái hay của hình thức này là trong đoàn xe hàng trăm cái đó, đêm nào cũng có 1 xe cảnh sát dẫn đầu, hú còi inh hỏi, tiếp theo là 1 xe quân đội bồng súng. Chặn hậu là 1 xe quân đội và đi cuối là xe cảnh sát. Chạy 600km hết khoảng hơn 4hrs và ngủ 1 giấc, sáng dây là bạn đã tới Huế, đi chơi luôn. Nhìn hình ảnh đoàn xe rẽ qua những bùng binh giữa sa mạc, ai cũng có cảm giác mình như những nhân vật trong các đoàn công tác nguyên thủ vậy. Khi đoàn xe dừng  ở trạm nghỉ, toàn bộ lính quân đội trên 2 xe chay ra canh gác khu nghỉ, chống các phần tử Hồi giáo cực đoan. Hồi đó tôi cứ ước ao VN học tập mô hình như vậy trong tổ chức du lịch, để tiết kiệm thời gian đi lại trên đường.



Cảnh sát Ai Cập cũng hay nhận hối lộ. Có lần tôi đi xe đò, ngồi cạnh lái xe. Anh lái xe đi qua người CSGT, kẹp sẵn tiền vào tay và vỗ vào tay anh CSGT 1 cái kiểu chào hỏi. Thế là anh cảnh sát giao thông có tiền. Đại khái những gì diễn ra ở Ai cập hoàn toàn áp vào VN khi đó.

Ở thủ đô Cairo, dân số quá đông, gần 20tr người và trình độ quy hoạch không theo kịp tốc độ phát triển, nên nhiều ngã tư ùn tắc hệt như ở VN. Giải pháp bắt buộc của họ khi đó là các ngã tư nhỏ xíu cũng xây cầu vượt. Đi trên cầu có cảm giác thò được vào nhà dân 2 bên đường. Tôi bảo tình trạng giao thông ở Cairo giống HN và SG quá. Thế nào VN cũng phải bắt chước.
Năm 2004 tôi về SG và thấy có cầu bắc từ Nguyễn Văn Cừ sang quận 4, nhiều nhà dân ở 2 bên đường mất hết mặt tiền vì chẳng còn ai buôn bán gì được ở chân cầu. Tôi tin sẽ có nhiều khu khác như vậy. Ở HN tôi nghĩ sẽ phải có cầu vượt ở các chỗ Cầu Giấy, ngã 4 đường vành đai 3 vơi Nguyễn Trãi v.v. Như vậy những nhà dân mặt tiền ở sát chân cầu sẽ mất lợi thế mặt tiền kinh doanh. Đó là 1 vài cảm nhận của tôi, coi như dự báo sau này ở HN xem sao.

Ở Ai Cập còn nhiều cái nữa mà tôi không liệt kê hết được.
Cuối năm ngoái, trong nhiều trò chuyện với bạn bè, tôi bảo năm 2011 ở VN sẽ lo ngại nhất là lạm phát. Xử lý vấn đề này không tốt sẽ dẫn đến bất ổn xã hội, thậm chí đe dọa thể chế. Lúc đó mọi người không ai nghĩ là tại sao lại thế. Ai ngờ đầu năm nay nó xảy ra ở Ai Cập.

Lạm phát và trì trệ kinh tế, cái nào ảnh hưởng tới thể chế hơn? Tôi quan sát sơ bộ thì nếu 1 quốc gia trì trệ 10 năm dân chúng mới có phản ứng mạnh thì ở 1 quốc gia lạm phát 5 năm là dân chúng đã bất bình rồi. Tức là lạm phát tạo ra bất bình đẳng xã hội nhiều hơn so với trì trệ và là nguy cơ lớn hơn.


Những yếu tố tạo nên lạm phát ở VN:
1. Thế giới
2. Trung Quốc
3. Các chính sách ép buộc trước đây như giá xăng dầu, điện nước, nay không còn khoảng dự phòng để trợ giá nữa.
4. Chính sách đầu tư công tràn lan, dẫn đến thâm hụt ngân sách kinh niên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ giá.

Thế giới trong cơn bĩ cực khủng hoảng tài chính, sau bơm tiền thì bao giờ cũng là lạm phát. Tôi từng cho rằng 2010 mới ảnh hưởng nhưng hóa ra phải 2011 mới hiện rõ nét.

Trung Quốc là quốc gia xuất cảng giảm phát cho tòan cầu, vì hàng hóa của họ rẻ quá, làm lạm phát nhiều nước được che dấu do hàng hóa TQ. Nay TQ đang gia tăng lạm phát mạnh, thì đầu kéo này sẽ tác động rất lớn với những quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa của họ, kiểu như VN.
Bình diện quốc tế thì 2 yếu tố trên quá đủ nghiêm trọng để dự báo tình hình.
Về trong nước thì việc tăng giá điện, xăng dầu, đặc biệt là tỷ giá là những nhân tố đẩy lạm phát lên cao, rất cao.
Tóm lại đang hội tụ những yếu tố cơ bản nhất của 1 cuộc đại lạm phát. Cái này hết đường chống đỡ vì nội lực hiện đã cạn rồi.

Tuy nhiên tôi lại lóe hy vọng, là phải có những cú như này mới đại phẫu được tư duy quản trị kinh tế. Còn không thì cứ lay lắt, lấy thành tích đắp vào khủng hoảng, yếu kém thì không biết khi nào mới khá được.

Vậy con đường chống đỡ lạm phát, vượt qua lạm phát như nào để thiệt hại ít nhất? Tôi hi vọng sẽ post tiếp bài khác.

Nói chung bài này tôi khonog thích phân tích nhiều về lạm phát, vì kiểu gì báo chí cũng có rất nhiều chuyên gia lên tiếng rồi. Tôi chỉ nhìn các yếu tố cơ bản từ xa mà thôi. Trước đây tôi dự báo quý 3 hoặc cuối năm nhưng vưa rồi có các yếu tố Trung Đông thì tình hình lạm phát ở VN có thể đẩy sớm hơn.

13.2.11

Năm mới, viết gì

Lâu quá mới có dịp trở lại với blog. Chúc mừng năm mới tất cả mọi người: xin chúc kinh tế và xã hội VN ổn định để tất cả mọi người cùng ổn định với những dự định của mình.

Thời gian qua nhiều lúc tôi cũng muốn viết gì đó lên blog. Nhưng cứ chuẩn bị viết là lại ngại hoặc bận. Có 2 điều tôi cũng khá trăn trở và viết.
1. Dự kiến lạm phát và những phát sinh trong năm nay (có thể kiểu kiểu Ai Cập ấy) nếu không xử lý được vấn đề lạm phát. Những hướng đi để tồn tại và vượt qua bão giá .v.v. ---> khá nghiêm trọng.

2. Bài toán tỷ giá. Cách giải quyết. Hậu quả nếu không giải quyết được vấn đề này.

Nói chung năm nay khoảng từ cuối năm hoặc quý 3 sẽ khá căng thẳng.

Còn CK thì vẫn cứ yên tâm đã. Tôi chưa thấy có gì phải để ý lắm ở giai đoạn này cũng như dạo tháng 12 năm ngoái.

Có điều chắc phải thu xếp thời gian để lên blog thường xuyên hơn.

28.12.10

KLGD 130 triệu hôm trước

Chả biết đặt title là gì, nhưng cứ nghĩ cái title nào liên quan đến CK sẽ kích thích trí tò mò của mọi người hơn.

Nhiều người hay nói về KLGD 130tr cách đây mấy tuần, và thường lo lắng rằng nếu cái chỗ đó đổ ra xả hàng thì sao? Quả thực đó vẫn là tâm lý của những người chưa tin TT sẽ lên. Vì thế cứ sợ chỗ đó đổ ra.
Nếu là người tin rằng TT lên, thì đặt câu hỏi ngược lại: 5000 tỷ của hôm bán 130tr đó sẽ quay lại TT khi nào? Họ sẽ chờ VNI thấp hơn để mua hay là sẽ lao vào mua tranh lúc sau này?

Hoặc đặt câu hỏi khác: nếu chỉ là người mua bán ngắn hạn, nhảy nhót T+ thì họ đều là những người trận mạc dày dạn. Vậy những người đó có điên cuồng lao vào tranh mua bằng được để tạo KLGD khủng như vậy không?

Nói chung tình huống KLGD đột biến cần đặt ở 2 trạng thái: hoặc là đỉnh, hoặc là bắt đầu 1 hành trình mới. Trong lần 130tr kia, thì cảm nhận rất rõ là KLGD chuẩn bị cho 1 hành trình mới.

Khi tâm lý ngưoi ta chuyển sang VNI sẽ tăng giá, thì hàng sẽ trở nên khan hiếm hơn. KLGD sẽ ít hơn. Đầu tiên là rụt rè bên bán và mua. Sau đó bên mua tăng mạnh thì bên bán rụt rè hơn và chỉ bán tím. Tức là KLGD tăng lên và điểm VNI tăng theo.


Còn về nền kinh tế, lạm phát, tỷ giá, lãi suất thì đưa ra các so sánh sau:


- Lạm phát hiện nay là 12%. Vậy nửa năm nữa, lạm phát (y-o-y) là
  • > 12%: --- >  VNI sẽ thấp hơn hiện nay
  • < 12%: --- >  VNI sẽ phải cao hơn
- Tỷ giá chợ đen hiện là 21.000. Nếu dự kiến hệ số mất giá USD 1 năm là 10%  như các năm vừa qua thì giữa 2011, tỷ giá chợ đen sẽ là 22.000. Vậy nếu nửa năm nữa, tỷ giá là
  • > 22000 VND: --- > VNI sẽ thấp hơn hiện nay
  • < 22000 VND --- > VNI sẽ cao hơn hiện nay
- Lãi suất hiện là 14 %. Vậy nếu nửa năm nữa, lãi suất là
  • > 14% --- > VNI sẽ thấp hơn hiện nay
  • < 14% --- > VNI sẽ cao hơn hiện nay
    Tương tự các tình huống khác. Mỗi khi có tin xấu, tin tốt gì thì không thể cứ lo sợ CẢM TÍNH rằng VNI như này như kia. Cần đặt 1 so sánh cụ thể ở thời điểm tương lai. Vì mua c/p là mua cho tương lai. Còn diễn biến xấu là diễn biến hiện tại.
    Nếu bạn nào đặt 3 tình huống trên ở giữa năm sau, sẽ có câu trả lời cho mình về VNI.


    Vài ý sơ qua về quan điểm VNI dựa trên KLGD, dựa trên các thông tin kinh tế.
    Chúc mọi nguời thành công.

    Còn hiện tôi vẫn giữ nguyên hàng, vì quan điểm của tôi là năm 2011 là bullish cực lớn, nên chả việc gì phải mất nhiều thời gian kiếm vài point.

    21.12.10

    Merry Christmas to all

    Lại sắp hết một năm.

    Từ đầu tháng khắp các con phố được trang hoàng chuẩn bị cho Noel và năm mới. Những người bạn cùng cơ quan đã đi nghỉ hết. Chính sách các công ty phương Tây được nghỉ khá nhiều, tới hơn 30 ngày/năm tùy thời gian làm việc. Có những người hơn 60 tuổi vẫn về nhà cùng bố mẹ, sống vài ngày ở đó. Với người phương Tây, Christmas holiday là dịp để họ đoàn tụ với gia đình, giống dịp Tết âm lịch của VN vậy. Chỉ khác cái là họ không rồng rắn kéo nhau đi chúc tết mà thôi.

    Đâu đó vẫn có những người Việt, lang thang khắp nơi, nhưng 1 phần định mệnh của cuộc sống.

    Mỗi dịp năm mới, tôi lại hay nghe Auld Lang Syne. Tôi rất thích bài này, bởi nó là một trong những bài hát đầu tiên dịp năm mới mà tôi nghe từ những ngày xa xứ lang thang. Nhớ mãi và dịp năm mới nào cũng phải nghe. Theme của clip này lấy từ phim  Waterloo Bridge - nơi khởi đầu và kết thúc 1 câu chuyện lãng mạn nhưng buồn. Hình như những điều lãng mạn thường như vây???
    Auld Lang Syne thường vang lên khi kết thúc một điều gì đó và bắt đầu một chương mới.


    Cả thế giới năm nay lạnh hơn. Châu Âu tuyết phủ trắng trời từ đầu tháng. Việt Nam cũng lạnh hơn, nhiều nơi có sương giá. Ra ngoài đường chỉ muốn chui ngay về nhà chờ mong hơi ấm của những người xung quanh. Giai điệu folk của Auld lang syne như da diết hơn, buồn hơn.

    Thôi tiễn biệt 1 năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều lạc quan hơn, với cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ của VN.

    Thêm Feliz Navidad cho có khí thế nha. Nghe bản của Boney M cho nó nhẹ nhàng, chứ của Jose Feliciano thì máu quá.


    Merry Christmas to all.

    P.S: thỉnh thoảng tôi có update 1 số dấu hiệu các c/p trong entry show hàng.

    20.12.10

    Tâm lý đám đông

    Mấy hôm cuối tuần, tôi lang thang 1 số báo về chứng khoán, xem nhận định của mọi người như nào. Đa số cho rằng TT đang tăng. Tuy nhiên mới chỉ nói được là TT tăng trong trung dài hạn.
    Như vậy tâm lý đám đông phải mất 1 tháng kể từ khi VNI chạm đáy mới rụt rè đưa ra các nhận định TT đổi chiều.
    Cái này là chi tiết rất quan trọng đấy.
    Vì VNI đi xuống trong 1 năm trời và nó tạo tâm lý bi quan cho nhà đầu tư, khiến VNI đã đi lên 1 tháng rồi nhưng tâm lý người ta vẫn chưa hết sợ.

    Đặt câu hỏi ngược lại, vậy khi VNI tăng suốt 1 năm thì phải đến khi VNI giảm bao nhiêu lâu thì người ta mới thừa nhận là downtrend?

    Mà lang thang các PTKT của nhiều công ty CK, hihi, thấy TA đa số đều vứt bớt những cái rườm rà sách vở ngày trước như RSI, MACD, Stochastic, Psar v.v. Thậm chí các resistance & support đã vẽ khác với sách vở rồi. (lý thuyết là chỉ chọn điểm đáy và đỉnh để vẽ chứ không vẽ loạn xà ngầu). Tôi tin là các trader VN có tiến bộ rất nhanh.
    Nhưng riêng 1 cái mà đa số vẫn hay dùng là sóng Elliott. Tôi chả bao giờ dùng cái này, vì đơn giản là hành trình 1 c/p đi lên muốn giải thích như nào cũng có thể thấy đúng. Tức là giải thích nó đang ở sóng 1 hay ở sóng 3 đều hợp lý. Tức là độ biến thiên của nó lớn quá ---> phụ thuộc cảm tính nhiều hơn là logic.

    Đi tìm hàng nóng

    Tôi nghĩ trong 1 tháng tới sẽ đến lượt 1 số hàng nóng bỏng tay xuất hiện. Hôm nọ tôi có nói đến nhóm thủy sản, khoảng sán. Nay thử nhét vài mã khoáng sản - nguyên vật liệu vào để tìm hàng nóng và căn cứ trên độ lệch pha của nó để ra vào cho yên tâm.
    Thêm nữa nếu để ý thấy năm nào cũng có đợt tăng nóng của các c/p khoáng sản. Như 2007, 2008 có BMC, 2009 thì có KSH, CTM, giai đoạn đầu năm nay có KSS và HGM v.v. Năm nay nhóm khoáng sản đang líoanh quanh với nhau ở gần 1 mức giá. List dưới đây chưa đủ hết vì nhiều mã quá nó sẽ rối hình. Nhưng tôi tin sẽ có mã trong nhóm khoáng sản -nguyên vật liệu tăng nóng.
    Dưới đây là anh BKC. Tôi không chắc lắm về khả năng của nó, nhưng riêng mã này mất đến hơn 5min để ngắm nghía nó vì thấy các điểm đặc biệt của nó rất nhiều. Có điều mãi chưa hình dung được hành trình của nó, đành vẽ theo linh cảm. Cơ bản vòng tròn kháng cự thì tôi tin nó sẽ đạt được. Còn vượt qua hay không thì tùy thời điểm VNI như nào nữa.
    Còn mấy cái dưới đây vẽ từ cuối tuần, nên thôi post lên. BHC cũng nhiều điểm đặc biệt. Lúc 2 hôm liền nó có KLGD khoảng 200k thì là bắt đầu tăng giá. Vì vậy cách mua là khi hôm trước 200k, hôm sau mới khoảng 100k lúc 9h30 thì lao vào bắt luôn, cuối giờ hôm đó kiểu gì chả 200k và hôm sau là hành trình tăng giá. 
    Mấy cái này post lên như 1 thú vui, giải trí với CK thôi chứ tôi chả ham hố quá, vì vẫn ôm hàng của mình thôi.
    BLF mà còn có dấu hiệu lên như này thì VNI lo gì không thăng thiên.

    17.12.10

    Cách Support trở thành resistance và ngược lại

    Tranh thủ dán tạm cái HTV như lần trước tôi nói. Tại sao mua ở điểm 1 mà dù có thủng Support thì cũng không sợ, vì sau đó cổ phiếu sẽ bật lên điểm 2 để support --> resistance. Cho nên khi bị thủng support thì không phải hoảng, cứ bình tĩnh là có cách gỡ.
    Với HTV sẽ xảy ra tình huống khi bật lên thì c/p sẽ lại phá resistance. Khi đó resistance lại trở thành support.
    Còn tại sao HTV bật qua resistance? Vì 100% cổ phiếu hồi lên ít nhất 23.8%, tức là trong trường hợp này, nó sẽ bật trở lại bên trên đường màu xanh.

    Đại khái cái này rất đơn giản nhưng là 1 trong những lý thuyết quan trọng trong PTKT của tôi và cái này dựa trên quan sát hàng nghìn c/p, áp dụng được cho cả c/p quốc tế. Và đó là tại sao dạo tháng 10-11 tôi nói mua HTV ở điểm 1 thì không sợ gì cả.
    Tương tự là sáng nay tôi nói nếu VNI về 45x (hình như là 460) thì cũng không sợ gì cả, kể cả margin, vì nếu VNI bật lên thì có lãi, còn VNI thủng 45x thì sẽ có lúc nó hồi trở lại điểm đó.

    Tranh thủ không có vị gì với TTCK, trao đổi 1 vài kinh nghiệm như vậy. Nhiều c/p khác vẽ ra sẽ thấy rất đơn giản, nhưng tôi lấy HTV vì mấy lần trước tôi lấy mã này rồi, cho nó nhất quán.

    Còn có 1 lý thuyết khác tôi rất hay áp dụng, về Fibonacci. Mọi người thử giải 2 mốc 23.6 & 38.2 có tác dụng gì ở đây?

    Ghép 2 phương pháp đó (S-->R và Fibonacci) là sẽ ra 1 phần về HTV. Từ đó đặt lại vấn đề tại sao lại mua ở 1, và nên mua như thế nào ở 1 (bao nhiêu %) để dù mọi tình huống xảy ra thì vẫn có lãi nhiều nhất trong rủi ro ít nhất.


    Tặng thêm cái VNI hôm nay.
    Tìm được nguyên lý tại sao có các điểm 1, 2, 3 thì là biết thêm 1 phương pháp nữa về xác định các điểm hỗ trợ hay cản.

    Hôm nọ có bạn hỏi PXT. Tôi xem sơ qua thì nó sẽ đạt mốc khoảng 16-18 trong vòng 2 tháng tới.

    Hỗ trợ mới của VNI

    VNI hiện đã vượt qua kháng cự năm, như vậy đường kháng cự năm sẽ trở thành hỗ trợ mới. Mấy hôm nay VNI giảm là do nó lên mạnh quá thì giảm thôi. Các mức giảm của VNI sẽ là 1 mốc khoảng 470 và 1 mốc khoảng 45x. Mốc 470 không thật cứng, vì nó là kéo dài của mốc cản cũ 2-3 tháng. Còn mốc hỗ trợ 45x (tôi chưa kiểm tra) thì là chuyển từ ngưỡng cản của năm nên rất chắc. Muốn phá cái này không thể rớt như vậy đâu.
    Tôi vẫn giữ 100% hàng. Nếu rơi về 45x thì sẽ dùng margin để nhảy nhót. Còn về mốc 470 thì kệ thôi.
    Dự kiến của tôi là VNI vẫn lên 540-570 vào khoảng giữa cuối tháng 1, nên là cứ chia trung bình điểm số cho 30 ngày thì ra trung bình mỗi ngày lên bao nhiêu điểm, mỗi tuần lên bao nhiêu điểm.

    Còn những người bán mấy hôm trước thì đang nhăm nhe canh mua cả thôi, chờ tín hiệu cản cứng là tiền lại đổ vào ấm ầm. Bên giữ hàng nhìn thấy bán thì sợ, nhưng nếu đặt tâm lý bên giữ tiền, nhìn thấy VNI tăng, họ cũng sợ thế.
    Cuối năm hơi bận nên vội vàng dòng gửi mọi người.

    15.12.10

    UBCK nói gì về sự cố lộ hàng

    Tổng kết cuối năm của ban tư tưởng văn hóa địa phương về tình hình xã hội cả nước trong năm 2010, có định hướng quốc tế 2015-2020.

    1. Xảy ra liên tiếp hàng chục vụ thi hoa hậu và lễ hội văn hóa tiềm năng. Hậu quả để lại vô số nạn nhân trong tư cách khán giả đầy bức xúc, gây dư luận xấu trong xã hội.

    2. Hàng tuần đều long trọng diễn ra vài sự kiện lớn, được quần chúng đánh giá cao như cuộc thi "va chạm giao thông nghiêm trọng" hay màn trình diễn "thử kiếm bằng bia người" của nhóm ảo thuật Xã hội đen. Các cuộc thi có chiều hướng gia tăng cả số lượng lẫn quy mô.

    3. Ngày càng gia tăng các vụ lừa đảo và tống tiền công khai như: "Lộ hàng Đất Việt", "Vòng 1 chất lượng cao"... Kinh nghiệm cần rút ra sau các vụ này: cần chú ý ngay từ việc xuất hiện xu hướng độc giả rẻ tiền trên vô số tờ báo quần chúng lao động cần lao đến các doanh nghiệp muốn hạ thấp tên tuổi bản thân nhưng chưa gặp được đối tượng lừa đảo.

    4. Đột kích, kiểm tra xử lý hàng loạt tụ điểm ăn chơi, mại dâm trá hình như: "Thương hiệu hot", "Vì sự nghiệp sexy bền vững", "Ảnh nóng vì cộng đồng", "Gợi cảm thời WTO", "Nóng bỏng thương hiệu Nuy"... Qua kiểm tra, phát hiện thấy các cơ sở trên đều trang trọng treo đầy các loại cúp vàng cúp bạc với những tên gọi mỹ miều để đánh lừa những đối tượng ăn chơi hớ hênh, nhẹ dạ và cả tin. Đề xuất các cấp thẩm quyền chú ý đổi tên các loại cúp sao cho gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế hiện nay. Cần thiết thì tổ chức thành các lễ trao giải, truyền hình trực tiếp hàng tuần để dẹp tan dị nghị trong nhân dân.

    5. Phát tán, lưu hành tung lên mạng series HOW CAST mẫu mực, đầy tính sư phạm, tính nhân văn và rất tận tình, chi tiết như: how to hỗn chiến, how to lột đồ, how to hạ nhục... Diễn viên là các quái bà trong CLB người cao tuổi. Điểm chú ý là tất cả các clip do quay rất chân thật và chuyên nghiệp nên nhiều cái nhìn chưa rõ nét, hành động chưa dứt khoát, cương quyết, cần diễn lại thường xuyên. Đồng thời kiến nghị Bộ Luyện tập, Bộ Thể dục và Bộ Công nghệ cần nhanh chóng áp dụng hitech hơn, phổ cập toàn diện tới các CLB người cao tuổi trên cả nước.

    6. Xuất hiện phong trào điển hình về nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia dưới cái nhìn hệ thống dịch vụ khách sạn. Hiệu quả tất yếu là vô số các cụ dù mới trên 90 tuổi (gọi tắt là 9x) đã nô nức dẫn nhau vào thăm quan, lưu trú ngắn hạn trong các khách sạn. Trong vài năm tới, có thể không chỉ các cụ 90x mà tiến tới cả thế hệ bách niên cũng gia nhập phong trào yêu nước này.


    Tổng kết ngắn gọn là tình hình những năm qua phát triển và sống động vô cùng !!! Nguyễn Công Hoan hay Vũ Trọng Phụng sống lại đảm bảo có thể tham dự và đoạt giải các cuộc thi cử tạ vì tay các ông ấy quá khỏe do viết liên tục không hết chuyện.

    Trên tin thần đó, hôm nay UBCK (cử 1 đại diện) ra nói về sự cố gần đây và phương hướng các vụ lộ hàng thời gian tới.

    Hôm nọ vòng 1 bị lộ hàng đến vần D, hôm nay lướt qua tiếp vòng 2, từ vần D trở xuống. Hehe

    ------------
    Đây là phương pháp sơ bộ ban đầu, kiểu sơ loại để xem hàng nào sẽ tăng nhiều nhất trong suốt uptrend này. Bước tiếp theo là lọc từ list này ra số c/p có độ tin cậy cao hơn nữa. Và từ đó lại tìm tiếp 1 lần nữa các mã có những dấu hiệu trùng hoặc ngược với VNI để tùy lúc mà ra vào cho tối ưu hóa vốn.

    CÒn về cơ bản thì nếu ai không thạo thì cứ ngồi im, đừng nhảy nhót. Uptrend thì lướt sóng không lại bằng ngồi im.

    DMC (Dấu hiệu tăng giá rõ lắm, lãi gấp 2 vào cuối sóng)
    DZM: 20-35
    EBS: 10-20
    EID 11-17
    FBT 11-18
    FMC 13-26
    GMD 35-50
    GTA 10-23
    HAS 11-22
    HBD 15-25
    HBE 7-15
    HCT 14-30
    HEV 12-25
    HMC 15-22
    HNM 11-25
    HPC 11-25
    HSI 11-20
    HT1 10-20
    ICF 10-25
    ILC 13-45
    IMP 63-95
    KHP 10-15
    KKC 24-45
    KMR 9-15
    LBE 11-18
    LBM 13-24
    MCV 16-29
    MHC 6-12
    NAG 12-22
    NLC 18-32
    NPS 12-30
    ONE 10-16
    OPC 37-55

    (Xem lướt qua lại các mã từ vần A)
    AAM 23-40 (hôm nào KLGD lớn thì bắt đầu chú ý, khoảng 200-300k)
    ACB 27-42 (giai đoạn lình xình 27-30 khoảng 2 tuần)
    AGF 24-45
    ALT 18-30
    ANV 15-45
    ASP 9-15
    BAS 7-14
    BBC 21-40
    BCC 9-21
    BCI 32-50
    BKC 18-36 (2 hôm KLGD 300k là vào được)
    BMC 27-100 (khi nào có KLGD 100k trở lên thì chú ý)
    BMI 17-45
    BTS 9-20
    BVS 27-45 (canh điều chỉnh nên vào)
    CAD 9-17
    CCI 20-35
    CCM 30-45
    CDC 28-44 (KLGD 500k thì phi vào ngay)
    CIC 13-19
    CLC 19-29
    CMG 18-30
    CMI 20-40
    CMT 20-45 (KLGD lớn khoảng 50k là OK)
    CNT 21-35
    CSC 20-40
    CSG 10-18
    CSM 21-55
    CTG 20-28
    CTS 12-25
    DAG 15-27
    DAE (Khi nào có KLGD khoảng 100k thì DAE sẽ bắt đầu tăng 2-3 lần)
    DC4 15-24
    DCL 35-55
    DCT 10-15
    DDM 6-16 (mã này đầu tư khoảng 5 tháng, lãi 4-5 lần, hehee)

    Thôi mỏi tay rồi, lướt qua tí tẹo vậy. Các bạn thử kiểm tra list A-D hôm nay với hôm nọ, nếu các mã nào vẫn trùng nhau về khoảng đích đến thì những mã đó vẫn ổn lắm.

    Còn sóng này thì vẫn dài, lo gì. Bây giờ mỗi ngày sẽ là KLGD trung bình 60tr cổ phiếu rồi. Tức là đợt này các c/p NH, TC, CK sẽ dẫn đầu. Mà mỗi khi các nhóm đó dẫn đầu thì mới chỉ là bắt đầu của trend thôi, đừng vì rung lắc mà hoảng. Tiếp đó là nhóm Thủy sản, khoáng sản. Tôi chưa xem kỹ 2 nhóm này, nhưng cảm nhận thấy thế.
    Về cơ bản bây giờ cứ giữ im hàng, đợi hết trend sau 2 tháng nữa chẳng hạn, khả năng lãi 50%. Còn nếu nhảy đúng sóng chuyền từ cái này sang cái kia thì có thể lãi 2-300%. Với lại nên nhớ sóng đầu là CK, NH là không có nghĩ nó hết lực rồi sang mã khác, mà là lực đầu tiên của nó rất mạnh, sau đó nó tăng nhẹ, nhưng các nhóm khác sẽ tăng mạnh. Chứ lúc các nhóm chính hết sạch lực thì các nhóm khác cũng hết lực rồi.

    10.12.10

    Bây giờ, làm gì?

    1. Xác định sóng này lên đến đâu thì điều chỉnh?
    2. Điều chỉnh như nào? Hỗ trợ ở điểm bao nhiêu?
    3. Từ tính chất điều chỉnh của TT mà xác định cách ra vào giai đoạn đó.

    Cụ thể: sóng lên đến 5xx, giai đoạn này tất cả cùng lên. Không nhảy nhót, giữ chặt hàng. Dòng tiền nóng cứ mua là thắng.
    Khi điều chỉnh sẽ bắt đầu có hiện tượng phân hóa, dòng tiền sẽ thông minh hơn. VNI không tăng nóng nữa nhưng trên TT vẫn có nhiều mã tím vài phiên. Lúc này sẽ có mã lên mã xuống, VNI lên nhẹ xuống nhẹ dập dềnh đến điểm hỗ trợ. Nhảy nhót chuyền cành ở đây.

    Tôi có hàng rồi nên tôi sẽ chuẩn bị cho phương án đó. Không chuẩn bị sẵn thì lúc đó cuống lắm, ra vào lại nháo nhào. Chia sẻ đôi dòng để các bạn cùng chuẩn bị.

    Còn 1 bạn hỏi tôi là chưa kịp mua, thì tôi thấy rằng lúc này mua chưa muộn đâu. Mua ở các điểm hỗ trợ không có gì phải sợ. Tôi vẫn luôn thấy thế.