23.2.11

Ai Cập và những bài học rút ra cho xã hội Việt Nam

Cách đây hơn 10 năm, tôi từng đeo ba lô lang thang khắp nơi trên đất nước Ai Cập. Đi bằng đủ các loại phương tiện khác nhau, từ các tour du lịch đến tự nhảy xe đò, tàu hỏa, tàu thủy dọc sông Nile, máy bay qua vùng xa mạc đầm lầy có nhiều phiến quân để tới Abu Simbel v.v. Cảm giác xã hội Ai Cập giống hệt Việt Nam.

Lịch sử hiện đại Ai cập cũng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, khi cùng chịu ách đô hộ của thực dân Pháp, cùng số dân cư v.v. Trên những con đường quốc lộ khắp Ai Cập người ta cũng phơi rơm rạ y hệt Việt Nam và tỷ lệ tai nạn giao thông cũng khá cao vậy. Đường tàu hỏa của họ khổ rộng hơn ở VN, nhưng các toa tàu cũng phải leo bậc cao chót vót, không có platform ngang mặt sàn tàu. Trong các thành phố, nhà cửa xây loạn xạ, thậm chí khôgn trát vữa, xe cộ còi inh ỏi, chạy trên đường phố cũng không theo làn, và xe nào cũng xây xước lung tung khắp vỏ xe.  Chỉ khác là thủ đô Cairo có hệ thống tàu điện ngầm.

Ai cập là nước phát triển du lịch. Năm 1997 có vụ Hồi giáo cực đoan thảm sát hơn 50 du khách phương Tây ở Luxor (cố đô Ai Cập) nên họ có chính sách rất hay về vận chuyển du lịch, đảm bao an toàn cho du khách. Giả sử nếu bạn là khách nước ngoài mua 1 tour du lịch từ Hà Nội đi Huế, thì dù bạn mua của công ty nào nhưng tất cả cuối cùng cũng đều xuất phát cùng 1 thời điểm trong ngày. Hàng ngày xe của các hãng du lịch đi từ HN vào Huế chỉ có 1 chuyến lúc 2h sáng và khi đó tập trung hàng chục đến hàng trăm xe giường nằm. Tất cả lên đường cùng lúc dù bạn là khách của các hãng khác nhau. Khi đến Huế, bạn lại tự đi tour theo công ty của bạn và tỏa ra khắp nơi ở Huế theo các chương trình khác nhau. Đến tối quay trở lại Hà Nội hoặc nếu bạn đi dài ngày thì hôm sau quay trở lại. Các hãng du lịch đủ cách để bố trí lịch sinh hoạt của bạn. Cái hay của hình thức này là trong đoàn xe hàng trăm cái đó, đêm nào cũng có 1 xe cảnh sát dẫn đầu, hú còi inh hỏi, tiếp theo là 1 xe quân đội bồng súng. Chặn hậu là 1 xe quân đội và đi cuối là xe cảnh sát. Chạy 600km hết khoảng hơn 4hrs và ngủ 1 giấc, sáng dây là bạn đã tới Huế, đi chơi luôn. Nhìn hình ảnh đoàn xe rẽ qua những bùng binh giữa sa mạc, ai cũng có cảm giác mình như những nhân vật trong các đoàn công tác nguyên thủ vậy. Khi đoàn xe dừng  ở trạm nghỉ, toàn bộ lính quân đội trên 2 xe chay ra canh gác khu nghỉ, chống các phần tử Hồi giáo cực đoan. Hồi đó tôi cứ ước ao VN học tập mô hình như vậy trong tổ chức du lịch, để tiết kiệm thời gian đi lại trên đường.



Cảnh sát Ai Cập cũng hay nhận hối lộ. Có lần tôi đi xe đò, ngồi cạnh lái xe. Anh lái xe đi qua người CSGT, kẹp sẵn tiền vào tay và vỗ vào tay anh CSGT 1 cái kiểu chào hỏi. Thế là anh cảnh sát giao thông có tiền. Đại khái những gì diễn ra ở Ai cập hoàn toàn áp vào VN khi đó.

Ở thủ đô Cairo, dân số quá đông, gần 20tr người và trình độ quy hoạch không theo kịp tốc độ phát triển, nên nhiều ngã tư ùn tắc hệt như ở VN. Giải pháp bắt buộc của họ khi đó là các ngã tư nhỏ xíu cũng xây cầu vượt. Đi trên cầu có cảm giác thò được vào nhà dân 2 bên đường. Tôi bảo tình trạng giao thông ở Cairo giống HN và SG quá. Thế nào VN cũng phải bắt chước.
Năm 2004 tôi về SG và thấy có cầu bắc từ Nguyễn Văn Cừ sang quận 4, nhiều nhà dân ở 2 bên đường mất hết mặt tiền vì chẳng còn ai buôn bán gì được ở chân cầu. Tôi tin sẽ có nhiều khu khác như vậy. Ở HN tôi nghĩ sẽ phải có cầu vượt ở các chỗ Cầu Giấy, ngã 4 đường vành đai 3 vơi Nguyễn Trãi v.v. Như vậy những nhà dân mặt tiền ở sát chân cầu sẽ mất lợi thế mặt tiền kinh doanh. Đó là 1 vài cảm nhận của tôi, coi như dự báo sau này ở HN xem sao.

Ở Ai Cập còn nhiều cái nữa mà tôi không liệt kê hết được.
Cuối năm ngoái, trong nhiều trò chuyện với bạn bè, tôi bảo năm 2011 ở VN sẽ lo ngại nhất là lạm phát. Xử lý vấn đề này không tốt sẽ dẫn đến bất ổn xã hội, thậm chí đe dọa thể chế. Lúc đó mọi người không ai nghĩ là tại sao lại thế. Ai ngờ đầu năm nay nó xảy ra ở Ai Cập.

Lạm phát và trì trệ kinh tế, cái nào ảnh hưởng tới thể chế hơn? Tôi quan sát sơ bộ thì nếu 1 quốc gia trì trệ 10 năm dân chúng mới có phản ứng mạnh thì ở 1 quốc gia lạm phát 5 năm là dân chúng đã bất bình rồi. Tức là lạm phát tạo ra bất bình đẳng xã hội nhiều hơn so với trì trệ và là nguy cơ lớn hơn.


Những yếu tố tạo nên lạm phát ở VN:
1. Thế giới
2. Trung Quốc
3. Các chính sách ép buộc trước đây như giá xăng dầu, điện nước, nay không còn khoảng dự phòng để trợ giá nữa.
4. Chính sách đầu tư công tràn lan, dẫn đến thâm hụt ngân sách kinh niên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ giá.

Thế giới trong cơn bĩ cực khủng hoảng tài chính, sau bơm tiền thì bao giờ cũng là lạm phát. Tôi từng cho rằng 2010 mới ảnh hưởng nhưng hóa ra phải 2011 mới hiện rõ nét.

Trung Quốc là quốc gia xuất cảng giảm phát cho tòan cầu, vì hàng hóa của họ rẻ quá, làm lạm phát nhiều nước được che dấu do hàng hóa TQ. Nay TQ đang gia tăng lạm phát mạnh, thì đầu kéo này sẽ tác động rất lớn với những quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa của họ, kiểu như VN.
Bình diện quốc tế thì 2 yếu tố trên quá đủ nghiêm trọng để dự báo tình hình.
Về trong nước thì việc tăng giá điện, xăng dầu, đặc biệt là tỷ giá là những nhân tố đẩy lạm phát lên cao, rất cao.
Tóm lại đang hội tụ những yếu tố cơ bản nhất của 1 cuộc đại lạm phát. Cái này hết đường chống đỡ vì nội lực hiện đã cạn rồi.

Tuy nhiên tôi lại lóe hy vọng, là phải có những cú như này mới đại phẫu được tư duy quản trị kinh tế. Còn không thì cứ lay lắt, lấy thành tích đắp vào khủng hoảng, yếu kém thì không biết khi nào mới khá được.

Vậy con đường chống đỡ lạm phát, vượt qua lạm phát như nào để thiệt hại ít nhất? Tôi hi vọng sẽ post tiếp bài khác.

Nói chung bài này tôi khonog thích phân tích nhiều về lạm phát, vì kiểu gì báo chí cũng có rất nhiều chuyên gia lên tiếng rồi. Tôi chỉ nhìn các yếu tố cơ bản từ xa mà thôi. Trước đây tôi dự báo quý 3 hoặc cuối năm nhưng vưa rồi có các yếu tố Trung Đông thì tình hình lạm phát ở VN có thể đẩy sớm hơn.

17 comments:

  1. có lẽ nhiều người nghe anh pero nói xong chán chả muốn bình luận nữa :))

    ReplyDelete
  2. Anh pero cho em hỏi với tình hình lạm phát như thế thì nên cất tiền vào đâu là an toàn nhất ạ

    ReplyDelete
  3. bác không nhớ mấy ngàn năm qua loài người luôn cất tiền vào đâu trong lúc khó khăn, gian khổ, thiên tai, địch họa, chiến tranh, lạm phát... à ?!

    ReplyDelete
  4. Gold phải không bác ??? em gửi thêm cả vào BĐS liệu có ổn không ạ

    ReplyDelete
  5. em gửi bác

    http://cafef.vn/2011030210054214CA32/lam-sao-de-van-giau-co-ngay-ca-khi-lam-phat-cao.chn

    ReplyDelete
  6. các bác nhà mình co - thắt - rút - hút - chặn các kiểu giải pháp, đồng loạt và quyết liệt mà anh pero không bình luận gì à ?! hay anh chờ 1-2 tuần nữa, gói giải pháp ra hết rùi anh bình loạn 1 nhát luôn, he he

    ReplyDelete
  7. Theo em: dài hạn thì go to hell, ngắn hạn thì có sóng thì cứ mà đu.

    ReplyDelete
  8. Japan cũng không cậy miệng được anh pero ?! ^^

    ReplyDelete
  9. Chào bác Perochan

    Bác cho ọn em vài dòng nhận định với. Em nhớ trước đây (khoảng 2008 gì đấy) bác nhận định về USD & vàng khá chính xác.

    ReplyDelete
  10. Bác Perochan có vẻ chán viết blog rồi

    ReplyDelete
  11. Vẫn đợi những bài viết của bác Perochan

    ReplyDelete
  12. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  13. nghi anh Pero sau đợt đại hội vừa rồi lên chức, nên giờ không dám tí toáy viết lách nữa, hị hị

    ReplyDelete
  14. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  15. Đọc bài viết này: http://gafin.vn/20120211074122540p0c32/ai-cap-hau-mubarak-doi-mat-voi-khung-hoang-kinh-te.htm lại nhớ đến the last post của bác Perochan nên ghé lại nhà bác để gắn nó vào cho đỡ quên, những kiến thức mà bác Perochan chia sẻ thực quý, đôi khi em vẫn đọc lại để thấm hơn những bài viết mà bác đã chia sẻ, dù blog này không ở "thời tiếp diễn" do những lý do cá nhân từ bác, nhưng luôn kính chúc bác luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và an bình!

    ReplyDelete
  16. Bac Pero dau roi nhi? Tiep tuc binh loan bac Pero ui!

    ReplyDelete
  17. 2 năm rồi bác Pero ui! quay về nhà đi thôi!

    ReplyDelete