Tin này không mới với mọi người, nhưng tôi nghĩ rằng nó vẫn sẽ được mọi người bàn tán dài dài. Nó cũng giống như các tin ký kết của PVN với Bộ Tư Pháp hoặc PVN hợp tác với các tỉnh thành.
Và nếu nhìn theo hướng nghi ngờ hoặc hướng đa nghi, ngay lập tức người ta cho rằng PVN đang lobby hoặc bắt tay đi đêm với cơ quan làm chính sách. Tôi không rõ tại sao khi đọc 1 tin tức như vậy thì điều đầu tiên người ta hay nghi ngờ. Có lẽ những hành động như vậy chưa có tiền lệ chăng.
Thực ra câu chuyện có thể nhìn theo hướng khác. Những ai có thu nhập cao hoặc có nhiều dạng thu nhập chịu thuế hoặc các doanh nghiệp muốn làm đúng luật thuế, là những người luôn đau đầu mỗi khi làm các thủ tục khai báo thuế. Đó là hiện thực không chỉ ở VN, mà ở nhiều nước cũng vậy. Lâu nay bà con nhà ta ít khi phải đóng thuế, hoặc thường nộp thuế theo các kiểu đơn giản ngoài luật nên vẫn chưa có cảm giác phức tạp, rắc rối cũng như loằng ngoằng của nộp thuế.
Các ngành nghề của VN, kể cả tư pháp, còn non trẻ. Luật, nghị định thay đổi liên tục nên việc cập nhật, thấu hiểu như nào cho đúng cũng là 1 vấn đề. Đối với doanh nghiệp tư nhân, cái gì khó hiểu thì có thể "đi đêm" với những cán bộ có chức năng để cuối cùng cả 2 bên cũng vẫn xong việc, được việc. Nhưng với doanh nghiệp nhà nước như PVN hay nhiều cơ quan khác, những điều đó chắc không thể. Nếu có chỉ là cá biệt mà thôi.
Một ví dụ nhỏ là có ban QLDA thay mặt PVN quản lý 2 dự án nào đó. Khi dự án thứ nhất đi vào hoạt động, thì làm thủ tục bàn giao dự án đó cho 1 công ty con khác của PVN (công ty đó có chức năng chuyên về tiếp quản, khai thác, vận hành dự án thứ nhất), còn ban QLDA đó vẫn tiếp tục với dự án thứ 2 chứ chưa giải thể. Như vậy:
- Dự án thứ nhất: Do PVN đầu tư xong (đại diện là ban QLDA), chuyển về công ty con của PVN
- Dự án thứ hai: PVN vẫn tiếp tục đầu tư, mà đại diện là ban QLDA.
Câu chuyện nghe tưởng đơn giản, dễ giải quyết nhưng nó lại là vướng mắc kéo dài mà mãi không quyết toán thuế được. Công ty con của PVN tiếp nhận dự án thứ nhất, nó không không thể quyết toán được vì đâu như có quy định của nhà nước rằng từ công ty mẹ chuyển về công ty con thì phải giải thể hoặc quyết toán thuế đối với ban QLDA kia. Thế nhưng ban QLDA lại không giải thể được vì nó đang tiếp tục dự án thứ 2. Và thế là câu chuyện cứ lằng nhằng mãi.
Lý do thì bản thân Tổng cục thuế cũng không biết phải giải quyết làm sao, vì sự rắc rối loằng ngoằng của luật pháp.
Ví dụ cụ thể để minh họa cho trường hợp trên: Ban QLDA Dung Quất thay mặt PVN để đầu tư nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sau khi làm xong nhà máy, nó giao nhà máy cho Tổng công ty lọc hóa dầu PVN (giả sử thế) và nó xong nhiệm vụ. Làm nốt các thủ tục thuế má nữa là ban QLDA nó có thể giải thể. Từ đây về sau Tổng công ty lọc hóa dầu sẽ đảm nhiệm công việc sản xuất. Tức là nhà máy lọc dầu được giao từ PVN sang Tổng công ty lọc hóa dầu thuộc PVN.
Sau đó lập 1 ban QLDA khác đầu tư nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và lại làm hành trình thủ tục như trên. Nếu công trình nào cũng rõ rệt về thời gian và địa điểm như vậy thì không có vấn đề kể trên.
Còn nếu vẫn là ban QLDA Dung Quất mà lại tiếp tục thay mặt PVN đi đầu tư dự án lọc dầu Nghi Sơn ở Thanh Hóa thì sẽ rắc rối lắm vấn đề, trước mắt với vấn đề thuế như đã kể trên.
Nhưng các dự án đâu phải cái nào cũng nằm ở 2 miền đất nước và 2 giai đoạn khác nhau như Dung Quất và Nghi Sơn. Có rất nhiều dự án nằm trên cùng 1 địa bàn hoặc thời điểm cách biệt nhau không xa lắm. Việc lập 2 ban QLDA cho 2 dự án giống nhau sẽ không cần thiết vì không đủ cán bộ kỹ thuật hoặc lãng phí.
Nhìn những năm gần đây, PVN có hàng chục dự án tiền tỷ $ và hàng trăm dự án tiền triệu $, nên các vấn đề quyết toán thuế nói chung, các khúc mắc thuế trong quá trình triển khai dự án nói riêng là bài toán rất phức tạp giữa PVN và bên thuế. Thậm chí tương tự là PVN với các bên Tư pháp và Hải quan, cũng như các tỉnh thành.
Nên việc ký kết giữa PVN với các tỉnh thành không chỉ là các chuyện lobby mà nên nghĩ đến vấn đề là đẩy nhanh công việc cho hiệu quả. Năm nào Tp. HCM cũng có đối thoại giữa doanh nghiệp với bên Thuế, bên thủ tục hành chính, bên Địa chính v.v. để các bên cùng có giải pháp với nhau vì ai cũng hiểu là luật pháp VN đang trong giai đoạn sơ khai, cần hoàn thiện nhiều lắm. PVN có lẽ là doanh nghiệp có vị thế trong nước, nên nó đi theo kiểu riêng như kia. Tất nhiên trong ký kết gì thì cũng đôi bên cùng có lợi, và có thể có những cái lợi riêng, lợi cá nhân trong cái lợi chung. Tôi thì không đi sâu suy nghĩ vào vấn đề đó vì chuyện này xảy ra như cơm bữa trên cả nước rồi. Vấn đề là hiệu quả chung của công việc, công ty, nhà nước và của dự án như nào mà thôi.
Tháng 8 này, PVN sẽ lại ký hợp tác với 1 tỉnh nghèo ở miền Trung. Nếu là bên ngoài nhìn sơ qua thì có thể cho rằng lại 1 vụ việc gì đó nữa. Nhưng trong yêu cầu của PVN với tỉnh đó, trước mắt là cần các thông tin đầu tư, dự án, quy hoạch cũng như các chính sách của tỉnh, để PVN khi đầu tư vào tỉnh đó có được sự chuẩn bị và thuận lợi trong quá trình xúc tiến đầu tư. Và nếu có khúc mắc gì thì tỉnh đó sẽ nhanh chóng giải quyết chứ không phải cứ để cấp dưới ngâm hồ sơ hoặc hạch sách v.v.
Nhìn công bằng thì các tỉnh mà PVN ký kết hợp tác đều là các nơi mà PVN đã hoặc đang xúc tiến đầu tư dự án vào đó. Ai có đi làm dự án sẽ biết, có sự chỉ đạo từ Tỉnh ủy xuống thì mọi việc "vạn sự thông" như nào.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
ra là thế :D
ReplyDeleteHehe, luật thuế TNCN chẳng hạn, bắt đầu hiệu lực từ ngày 1/1/2009 và chậm nhất là 31/3/2010 phải quyết toán xong của năm 2009. Nhưng vừa rồi các doanh nghiệp vẫn loay hoay và TCT cũng không rõ áp dụng luật như nào nên mới có cái gia hạn lần 2, vào 31/7/2010.
ReplyDeleteĐối với thuế, nhiều cái có ranh giới rất mong manh.
- Không hiểu & cố tính sai phạm
- Cá nhân cư trú và không cư trú
- Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế
v.v.
Chưa biết PVN hợp tác với TCT sẽ có hiệu quả như nào, cái này thử chờ xem sao.
Pác ơi, Tỉnh mà PVN sắp ký vào tháng 8 này là Quảng Trị?
ReplyDeleteKhông bác ạ. Cách đó 2 tỉnh cơ.
ReplyDelete