19.6.10

Mất điện !

Hồi đầu tháng 4, các bạn EVN kêu ầm trời rằng năm nay nhờ các bạn dầu khí tăng công suất nhiệt điện chạy khí.  Vì năm nay các bạn ấy tích nước thủy điện Sơn La. Đùng cái, cùng lúc đó là các dự án khí đều có dấu hiệu sụt giảm sản lượng hoặc sự cố. Tức là khí của PVN để chạy nhà máy điện cũng sụt giảm và thiếu. Đã nghèo lại gặp cái eo. Dù biết rằng năm nay sẽ thiếu điện nghiêm trọng, nhưng cứ mở báo ra thấy tin mất điện, và nắng nóng là lại thấy quê ta khổ quá.

Nguồn cung cấp điện ở VN nôm na như này: thủy điện + nhiệt điện.
Thủy điện thì chủ yếu là của các bạn EVN. Các bạn thủy điện khác đa số là tư nhân, nhỏ và đang xây.
Thủy điện thì nhiều điện vào mùa mưa và ít vào mùa khô. Được cái giá bán điện của thủy điện cho EVN thấp.

Nhiệt điện thì gồm có than + khí. Than chủ yếu các bạn EVN. Còn khí thì chủ yếu là các bạn PVN. Giá nhiệt điện chạy khí thì cao, nên EVN chỉ mua khi các nguồn khác của họ bị thiếu. Thông thường vào mùa mưa, thủy điện nhiều, EVN chỉ mua điện từ PVN với lượng vừa đủ cho chỗ thiếu. Còn khi mùa khô, thủy điện thiếu thì EVN mua điện hết công suất của PVN.

Năm nay, do tích nước cho hồ thủy điện Sơn La nên ngay cả trong mùa mưa cũng đã thiếu điện. Nên dạo tháng 4, các bạn EVN đề nghị mua đủ công suất khí điện của PVN. Bạn PVN cũng chạy full công suất khí nhưng lại gặp vài rủi ro trong khai thác khí. Và thế là chỉ cần trục trặc của bạn PVN + thời tiết khô hạn thì càng dẫn đến lao đao.
Và đó là sự việc hiện nay. Mất điện ở HN với lý do chuẩn bị cho 1000 năm chỉ là 1 lý do nhỏ thôi, vì khắp nơi mất điện từ đêm đến sáng mà. Chủ yếu là điều tiết thôi. Các tỉnh ngoài HN mất điện luân phiên từ tháng 4 đến giờ.

Thói quen đầu tư CK nên tôi hay nghĩ xa xôi hơn 1 chút.

Tích nước thủy điện chắc không thể chỉ trong năm nay mà sẽ tích nước liên tục cho đến khi nhà máy Sơn La đi vào hoạt động. Tức là cả năm sau nữa. Còn các dự án nhiệt điện chạy khí của PVN đã chạy hết công suất rồi. Vào mùa khô mà PVN thêm hoạt động bảo dưỡng hoặc sự cố là điện càng nhốn nháo hơn. Vì công suất cung chỉ có hướng giảm, chứ không có hướng tăng trong năm nay.

Mà mùa khô ở trong Nam tức là mùa đông ở ngoài Bắc. Mùa đông mà thiếu điện thì cũng mệt với các hệ thống nước nóng, lò sưởi.
Tôi cho rằng mùa đông năm nay vẫn sẽ thiếu điện nghiêm trọng như hiện nay. Và điều cần làm bây giờ là các bạn ở miền Bắc nên chuẩn bị đối phó với thiếu điện vào mùa đông, nhất là với các hệ thống làm nóng. Có lẽ lắp hệ thống bình nóng lạnh năng lượng mặt trời là giải pháp không tệ. Còn những vấn đề khác để giữ nhiệt trong mùa đông thì tôi cũng chưa nghĩ ra. Tuy nhiên tôi thấy thì nếu mùa hè mà đi lại, phơi nắng, hấp thụ nhiệt nhiều thì sức đề kháng với cái lạnh vào mùa đông cũng tăng lên nhiều.

Còn 1 cách nữa là cầu Chúa cho mùa đông năm nay đừng lạnh hoặc đừng biến đổi khí hậu nhiều.

4 comments:

  1. em nghĩ anh lo mùa đông mất điện thì hơi xa, hehe, vì mùa đông ít xài điện hơn mùa hè anh ạ, mùa đông nc mình cũng k lạnh đến mức phải xài lò sưởi, còn bình nóng lạnh thì ko thể hoạt động "kinh hoàng" như điều hòa chạy ầm ầm ở các nhà cao tầng đc, đấy là chưa nói có "1 bộ phận ng dân phía bắc" vào mua đông "2-3 ngày mới tắm 1 lần" =))

    ReplyDelete
  2. Có thể làm 1 so sánh nhỏ như này: công suất 1 máy lạnh gia đình 6000Btu khoảng 1Kwh. Tức là 1000 nhà thì mới hết 1Mwh. Hay 100.000 hộ gia đình có máy lạnh thì mới là 100Mwh hay bằng lượng điện 1 khu công nghiệp hoặc bằng 1/4 lượng điện để chạy nhà máy lọc dầu Dung Quất.

    Tức là chỉ cần 1 công trình cỡ Dung Quất tương đương với 400.000 hộ dân nữa mới có máy lạnh. (may mà Dung Quất nó có dầu nên lấy dầu của nó phát điện luôn). Các con số so sánh đó để thấy nhu cầu điện cho máy lạnh không thấm tháp gì so với nhu cầu cho công nghiệp, dịch vụ.

    Vì vậy dù mùa hè hay đông, ngành công nghiệp vẫn có lượng cầu rất lớn và vãn thiếu điện. Máy lạnh chỉ là giọt nước làm tràn ly thôi.

    Thủy điện chiếm hơn 40% sản lượng điện VN, lớn nhất trong tỷ trọng - nước - than - khí nên khi mùa mưa thủy điện chạy băng băng, đủ cấp cho nhu cầu điện (chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ). Năm nay mùa mưa còn không cấp đủ thì mùa khô sẽ như nào? Ai nghĩ ra các cách đầu tư đi trước thì chắc kiếm bộn tiền đấy.

    ReplyDelete
  3. hihi, tks anh pero về bài viết về điện đóm, hihi

    ....................
    hôm nào rảnh anh ngồi đọc bài viết này nhé http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2010/06/m1.html#comments

    rùi có j bình loạn tí cho xôm, hihi, lúc trc em nửa tin nửa ngờ về lời nói của anh Pero nói về hành trình của VNI sau tháng 10 năm nay. Vừa mong nó sẽ tốt đẹp, vừa lo nó sẽ "nát" như 2008. Nhưng mà đọc bài viết trên xong em thấy hơi "hoang mang - hồ quỳnh hương" anh ạ ! Đúng là phân tích ra thì lúc nào VN cũng có nhiều vấn đề và "rất xấu". Chỉ mong sao bong bóng cứ phập phồng, đừng vỡ vụn ra.

    Khủng hoảng là cơ hội, nhưng mà người giàu còn nắm được cơ hội đó chứ tầng lớp trung lưu (trung bình) trở xuống thì đa phần là bị nghèo đi sau mỗi phát này. Ngẫm lại đời sống đa phần những người xung quanh em bjo đều đang tệ hơn 2007 (trừ thành phần sinh viên ra trường bjo có việc làm thì ngon hơn lúc sinh viên rùi), hihi!!!

    ReplyDelete
  4. Tôi rất khoái cái chữ bong bóng phập phồng của bạn. Vì đúng là VN liên tục như vậy. Nhưng nghĩ bi quan quá thì cũng không nên, vì tôi thấy chính sách nhà mình biến hóa rất nhanh.

    Đưa quốc gia lên ngang tầm các nước phát triển có lẽ là không khả thi với VN, dù 100 năm nữa hay không. Nhưng để VN vỡ vụn kinh tế thì tôi nghĩ cũng khó, kể cả vụ đường cao tốc có thông qua thì tôi cũng không lo ngại cái khoản con cháu trả nợ như báo chí nói.

    Nghe nhiều cái có vẻ mâu thuẫn, nhưng đây là suy nghĩ của tôi trên quan điểm nhìn lại xuyên suốt lịch sử VN là vậy.

    ReplyDelete