Tôi đang theo dõi hành động và các diễn biến của vụ việc Vinashin như nào. Thực ra với các bác to to, có thể cho rằng giải cứu Vinashin chỉ đơn thuần là cải tố, tái cơ cấu hay in thêm tiền bơm cho Vinashin blah blah.. Nhưng vấn đề không phải là cách giải cứu Vinashin, mà vấn đề là hậu quả của việc vay nợ cho Vinashin.
Những ngày diễn biến lằng nhằng với Vinashin, có 1 hiệu ứng xung quanh nó là USD tăng giá, là cái mà không phải lúc nào cũng kiểm soát được bằng mệnh lệnh hành chính. Người ta có thể ru ngủ đám đông rằng nợ phải trả của Vinashin phải bắt đầu từ năm 2012 chẳng hạn, nhưng khi nhìn thấy hệ quả xấu thì tâm lý đám đông không bao giờ chờ lúc nó xảy ra mới chạy. Thường thì đám đông phải phòng thân trước, nên những ngày qua đồng $ biến động là thế.
Tuy nhiên câu chuyện về Vinashin hiện đang được lắng xuống và tỷ giá cũng đang lình xình. Có điều cảm nhận của tôi là tỷ giá sẽ bùng nổ bất cứ lúc nào nếu câu chuyện Vinashin không được giải quyết ổn thỏa.
Sau Vinashin sẽ là anh nào?
Để khẳng định mạnh mẽ thì tôi chưa thấy anh nào giống thế. Nhưng có anh PVN là có vẻ triển vọng nếu cứ tiếp tục vác tiền ra nước ngoài đầu tư. Vì lĩnh vực dầu khí là lĩnh vực công nghệ cao (ở Mỹ đánh giá dầu khí là kỹ thuật bậc cao đứng chỉ sau NASA và quân sự. Hay nhìn vụ tràn dầu của BP, mãi chưa giải quyết xong và chi phí đã gần 4 tỷ $, bằng 2 cái tàu con thoi). Chính vì thế nên khi mang tiền ra nước ngoài cần đội ngũ tinh nhuệ, mới tránh được rủi ro. Ngành Dầu khí VN còn non trẻ, lấy đâu cho đủ người kinh nghiệm để đi khắp thế giới chứ. Lĩnh vực này, sai lầm 1 ly là đi tiền tỷ $.
CHo nên cứ nghe nhiều tin VN ra nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực dầu khí thì đó là tin đáng buồn.
Tham khảo http://tuanvietnam.net/2010-07-15-chinh-sach-huong-ngoai-cua-trung-quoc-that-bai
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
vãi hàng thật, vậy mà bấy lâu nay em vẫn thấy vui vì những tin buồn từ PVN như vậy, hự hự, đúng là gà không biết j thì cứ tưởng thế là ngon, hichic Y_Y (càng không thể nghĩ anh Pero liệt PVN là ứng viên nhiều khả năng đc tôn vinh sau Vinashin)
ReplyDeletehi vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp, hichic
mà nói PVN, em lại thấy bjo siêu tổng này còn đang chi phối VNI kinh khủng, số lượng cp của các c.ty con cháu chắt "có mang trong mình dòng máu PVN" bây giờ thật hãi. Sắp tới PVGas IPO rồi toàn bộ chỗ đó lên sàn thì đúng là vô đối... Y_Y
ReplyDeleteCâu chuyện của PVN sẽ xấu đi rất nhiều nếu vẫn cứ nhắm tới đầu tư ra nước ngoài.
ReplyDeleteCòn về các khoản đa ngành trong nước thì không đáng ngại kiểu Vinashin. Vì dầu khí là kỹ thuật cao, đa ngành nên các hoạt động thông thường nó cũng đã bao trùm sang các lĩnh vực kỹ thuật khác rồi. Để một dự án thành công thì cần 2 cái quan trọng nhất là kỹ thuật + quản lý.
Nên chẳng hạn PVN nhảy sang làm điện, đóng tàu hay BĐS thì nó cũng có nền tảng kỹ thuật, công nghệ hơn các doanh nghiệp khác đang lò dò bước vào.
(ví dụ 1 cái giàn khai thác dầu khí ngoài biển thì nó có hệ thống điện công suất tương đương 1/6 nhà máy điện Nhơn Trạch hoặc lớn hơn bất kỳ thủy điện tư nhân nào. Rồi 1 số hệ thống xử lý nước thậm chí còn có công suất lớn hơn nhà máy nước Hiệp Phước, và nó lọc nước biển ra vi khuẩn nhỏ bằng 1/100 vi khuẩn của Lavie :-). Tháp chưng cất của Dung Quất hay Đạm Phú Mỹ cao hơn cái nhà PVN ở Láng Hạ, hay như các tàu dầu của nó to mà không cái âu thuyền nào của VN chứa được. Cái vụ FSO5 mà Vinashin đóng cho PVN là 1 kết quả vừa liều vừa láo, khi FSO5 nguyên bản của nó to gấp rưỡi hiện nay, nhưng Vinashin cắt đi, chỉ đóng tàu hơn 2/3 dung tích thực thì mới cho vào được cái âu thuyền Nam Triệu... Đại khái mấy cái đó để thấy khi PVN nhảy sang lĩnh vực công nghiệp khác thì nó cũng có nền tảng kỹ thuật rồi. Chỉ là nếu PVN nhảy vào bò sữa hay trồng cây lương thực, thủy hải sản thì kiểu đó mới giống Vinashin.)
Bây giờ chỉ có cái là quản lý như nào thôi. Nhưng khi đi vào quản lý thì là mặt bằng chung của mọi công ty ở Việt Nam. Anh nào có kinh nghiệm và nhiều dự án hơn thì anh đó có khả năng quản lý tốt hơn.
Vinashin không tồn tại được vì thiếu cả 2 cái trên. Kỹ thuật thì cũng chỉ mới mon men của ngành, còn quản lý thì cần phải có thời gian, kinh nghiệm và nhiều dự án. Vì vậy dễ dàng nhìn thấy mô hình của Vinashin sẽ phá sản. Bơm tiền càng lớn thì bom nổ càng lớn.
PVN mà mang tiền ra nước ngoài đầu tư thì cái mảng nước ngoài sẽ giống Vinashin là vậy. Vì nếu 1 vài dự án thì có thể tập trung nhân lực bậc cao để mang lại thành công. Chứ còn quá nhiều dự án thì không đủ nhân lực đảm bảo kỹ thuật + quản lý.
Mà ra nước ngoài thì cơ bản là vác $ đi, ảnh hưởng rất lớn đến cân đối $.