Tôi có 1 đặc điểm là rất ít khi đọc các tin vụ án này kia hoặc thông thường là nắm bắt rất muộn các tin tức hình sự, vụ án này kia.
Cách đây khoảng hơn 2 tháng, nghe tin PVN họp yêu cầu các đơn vị báo cáo về vụ Nexus Technologies, tôi cứ nghĩ rằng chắc đây là công ty của Iran và mới lọt vào danh sách cấm vận của Mỹ. PVN muốn nắm bắt xem liệu có công ty nào của VN làm ăn liên quan đến Iran không?
Ai ngờ mấy hôm nay thấy báo chí nhắc nhiều đến vụ Nexus Technologies này và mới biết nó là vụ việc liên quan đến hối lộ. Vụ này đang sốt dẻo ở cộng đồng người Việt tại Mỹ. Một người bạn có hỏi han về vụ này nhưng thú thật là tôi không nắm rõ lắm. Chỉ vào trang http://www.nguoi-viet.com/ để xem diễn biến. Anh luật sư Trịnh Hội (chồng cũ của cô Kỳ Duyên) có vẻ rất sốt sắng với sự kiện này.
Tôi thì nghĩ khác.
Nhìn số tiền mà Nexus hối lộ trong 10 năm qua là khoảng 700k USD, tính ra 1 năm họ hối lộ khoảng 70k USD. Số tiền đó, tôi có cảm giác rằng nó hơi buồn cười nếu để lấy vụ này ra làm bằng chứng cho tệ nạn tham nhũng ở VN. Đơn giản vì con số đó có lẽ là quá nhỏ, cái này ai cũng biết mà. Nếu VN chỉ có vụ tham nhũng chừng đó thôi thì ơn trời, chúng ta đã sánh vai với các cường quốc năm châu rồi.
Tôi thì thấy rằng các bạn ở Hải ngoại sốt sắng vì 2 vấn đề
1. Lâu lắm mới thấy Mỹ tóm 1 vụ hối lộ chính phủ nước ngoài và người bị bắt lại là người Việt tại Mỹ.
2. Người nhận hối lộ được cho là làm việc trong chính quyền Việt Nam
Nhìn vào vấn đề 1, có thể thấy rằng trung bình 1 năm Nexus hối lộ khoảng 70k USD. Tôi chưa đọc các tài liệu điều tra, nhưng với 1 ít kinh nghiệm làm việc với các bạn Mỹ và những vấn đề liên quan đến FCPA (luật phòng chống tham nhũng) thì thấy rằng con số 70k USD kia có thể chưa phải dùng toàn bộ để hối lộ, mà thực tế là ít hơn thế. Luật FCPA rất phức tạp và khắt khe, tôi nhớ là các hành vi nào quá 50 USD đều bị coi là hối lộ. Vì thế khi có các kỳ World Cup, các bạn Mỹ không dám tổ chức cuộc thi cá độ có giải thưởng quá 50 USD nếu có các thành viên là viên chức VN tham gia. Tính theo mặt bằng sức mua ở VN thì số tiền đó chắc khoảng 2-300k VND thôi. Thêm nữa, 1 ví dụ khác là Nexus mà mời 1 công ty nhà nước VN tham dự gì đó, Nexus bỏ tiền vé máy bay, chi phí đi lại, ăn ở mà không xin các thủ tục phê duyệt FCPA thì sau này nếu bị điều tran, Nexus sẽ bị quy các hành động đó là hối lộ. Ở VN thì điều đó lại là bình thường. Chính vì thế mà tôi nói rằng 70k USD /năm là toàn bộ số tiền trung bình Nexus chuyển vào tài khoản trung gian ở HongKong. Còn thực chi phong bì có thể ít hơn. Còn lại là các chi phí bao tiêu cho các đối tác VN ăn chơi nhảy múa gì đó chẳng hạn. Cái này VN hình như chưa gọi là hối lộ nhưng FCPA thì coi đó là hối lộ.
Vấn đề nữa là khái niệm viên chức chính phủ. Khái niệm này của Mỹ cũng hơi khác với VN dù họ không sai. Ở VN người ta thường hiểu viên chức chính phủ nếu bạn làm việc cho 1 bộ ngành nào đó. Nhưng các bạn Mỹ thì coi rằng cứ làm cho cty nhà nước là viên chức chính phủ. Điều đó có nghĩa là chỉ cần làm ở công ty quốc doanh của bất cứ ngành nghề địa phương nào đều bị coi là viên chức chính phủ, và bạn phải cẩn thận nha, chi tiêu loằng ngoằng là thành hối lộ đó. Bất cứ khoản chi tiêu nào quá 50 USD do phía Mỹ trả, ví dụ vé máy bay, chi phí khách sạn .v.v đều bị coi là hối lộ nếu không làm thủ tục FCPA trước. Ví dụ: 1 công ty Mỹ mời 1 công nhân công ty thủy sản quốc doanh Cà Mau nào đó qua Mỹ truyền kinh nghiệm nuôi tôm. Nếu đó là viên chức nhà nước, thì cty Mỹ phải làm các thủ tục phê duyệt FCPA để các chi phí mời, ăn ở khách sạn sẽ trở nên hợp lệ. Mọi khoản phát sinh cũng cần FCPA approved rồi mới được chi cho anh công nhân kia. Còn nếu coi đó không phải là viên chức nhà nước thì các chi phí sẽ không phải làm thủ tục FCPA. Do đó khái niệm viên chức nhà nước rất quan trọng để quy vào tội hối lộ hay không.
Hôm qua thấy báo Người-Viet đưa tin có thêm 2 nhân vật nhà nước nhận hối lộ, trong đó có 1 bạn Nguyen Van Tam làm ở Vietsovpetro. Tôi thử lấy danh bạ 7000 người của Vietsovpetro ra search thì lạ thật, không có bạn nào tên là Nguyễn Văn Tâm(Tám, Tầm, Tam...) như trên. Như vậy khả năng nhân vật Nguyen Van Tam đã nghỉ hưu hoặc chuyển đơn vị khác hoặc loằng ngoằng như nào đó.
Còn 1 người nữa liên quan là Duong Quoc Ha. Bác này có lẽ quen thuộc với báo giới trong nước rồi, vì hiện nay vị này đang nhập kho sau mấy vụ dầu khí từ năm 2004 và từng là phó TGĐ của Vietsovpetro.
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tội nhất là 3 anh em họ Nguyễn. Chỉ nhập nhằng giữa khái niệm "viên chức nhà nước" hay không thôi, đã cho 2 kết quả trái ngược nhau. 1 đằng là chi phí hoa hồng và 1 đằng là hối lộ. Và nhiều khả năng 3 anh em này nhập kho chắc cũng gần 100 năm.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
vãi, luật ở mỹ nghiêm quá. Các luật khác thì em biết ở mỹ xịn hơn VN mình rồi, nhưng không ngờ luật phòng chống tham nhũng ở Mỹ cũng ngon như vậy. Mà vụ này anh Pero không nói thì em cũng không biết j luôn :))
ReplyDeleteNhờ bác PEROCHAN xem giúp con OGC, cho em hỏi LAF vẫn giữ nguyên quan điểm chứ ah. Cảm ơn bác
ReplyDeleteTôi thử lấy danh bạ 7000 người của Vietsovpetro ra search thì lạ thật, không có bạn nào tên là Nguyễn Văn Tâm(Tám, Tầm, Tam...) như trên. Như vậy khả năng nhân vật Nguyen Van Tam đã nghỉ hưu hoặc chuyển đơn vị khác hoặc loằng ngoằng như nào đó. ---> Ôi, vậy là em biết Pác Perochan ở đâu rùi :D
ReplyDeleteOGC là hàng mới lên, tôi không đủ cơ sở đánh giá. Nhưng cảm nhận thì OGC có thể về thấp nhất khoảng 26-27. Nếu có giá đó thì tôi quan tâm, còn không thì bỏ qua.
ReplyDeleteÀ, quên, còn LAF vẫn nguyên quan điểm. Có 2 kịch bản về LAF, nhưng mốc vẫn giữ nguyên, thời gian cũng vậy.
ReplyDeleteLAF có vẻ đang được gom mạnh - chắc sắp tới giai đoạn tăng tốc rồi :)
ReplyDelete