7.9.10

Time to say goodbye

Xin thanh minh rằng đó chỉ là lời dịch 1 bản opera sang tiếng Anh. Và đó là màn trình diễn của  cô bé 10 tuổi Jackie, người Mỹ, hát ở vòng bán kết cuộc thi America's got talent.
http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/Am-nhac/2010/09/3BA2005C/page_1.asp

Tôi biết đến bài này cũng lâu lâu và thường nghe với bản gốc "Con te partiro" từ khi Andrea Bocelli trình bày. Thực ra chuyển ngữ tiếng Anh như trên là không đúng, nhưng xét về từ và ngữ âm thì lời dịch Time to say goodbye là dễ hát nhất, truyền cảm nhất so với bản gốc.

Kể cũng lạ, không chỉ ở VN mà cả trên thế giới, khi dịch hoặc viết bằng những điều buồn bã, chia ly bao giờ cũng tạo cảm xúc mạnh hơn đối với người đọc, người nghe.

Với bản Con te partiro, nếu dịch lời của nó thì trái ngược hẳn với tiêu đề tiếng Anh
Anh sẽ đi cùng em/ Qua những miền đất chưa bao giờ đặt chân tới/Anh chưa khi nào nhìn thấy/ Nhưng giờ đây/Anh sẽ đi, sẽ đến/ Vượt qua trùng dương/ Chỉ để đến nơi đó/ Có mặt trời của anh/ Có mặt trăng của anh/ Đó là em -tình yêu của anh/ v.v

Hihi, thực ra đó là những gì tôi nhớ mang máng về lời dịch. (ngày xưa mày mò và sau này bản Con te partiro có những liên quan đến nick Perochan này)

Trở lại với cô bé 10 tuổi Jackie. Tôi tin với tài năng không thể phủ nhận của cô, rồi đây nước Mỹ sẽ có 1 ngôi sao âm nhạc mới. Nước Mỹ thường biết tìm kiếm và phát huy những tài năng từ sớm như vậy trong nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, xét trên khía cạnh âm nhạc, thì giọng hát của Jackie vẫn mang chất giọng chưa đủ powerful, đủ rộng, để truyền cảm những rung động của thể loại nhạc kịch này. Giọng của Jackie mới đủ khỏe thôi. Nhưng vài năm nữa, tôi tin Jackie sẽ là ngôi sao lớn, như Piers nhận xét.

Dù sao khi nghe bài này, tôi lại nhớ lại 1 cuộc thi tương tự ở Anh, cách đây 3 năm, cũng ở vòng bán kết, có một thí sinh với nét mặt hơi cổ quái, trình bày bản này.




NHỮNG CHUYỆN CỔ TÍCH CÓ THẬT

Thí sinh đó là Pôn Pốt. Không phải đảng viên khát máu người Khmer, mà là 1 anh chàng có cửa hàng bán cell phone người Anh- Paul Potts.

Màn trình diễn của Paul ở bán kết cũng ấn tượng, khi mà nữ giám khảo duy nhất, diễn viên Amanda lau nước mắt mấy lần. Lúc này Paul cũng đã ăn mặc chỉnh chu hơn, có dáng dấp của một ca sỹ tenor hơn là ở mấy vòng ngoài, anh oánh con áo phông và quần sóc lửng lên biểu diễn.
Điều duy nhất Paul vân giữ nguyên hình ảnh so với các vòng thi trước là anh chàng 37 tuổi (hình như thế) vẫn giữ được nét chất phác, mộc mạc trên khuôn mặt có vẻ hơi yếm thế.

Và khi quay trở lại với màn trình diễn ở vòng ngoài của Paul, hẳn mọi người sẽ phải rùng mình mỗi khi nghe lại bản Nessun Dorma trứ danh của huyền thoại Pavarotti.



 Khi bước ra sân khấu, câu mà cô diễn viên xinh đẹp Amanda hỏi khi Paul có vẻ đánh giá thấp anh này - What are you here for today, Paul? Nhưng anh chàng ngố ngố đó chỉ trả lời - to sing opera.
Khi Paul nói thêm câu nữa thì người nghe có cảm giác anh bạn này phát âm hơi ngắn lưỡi. Thêm bộ dạng khá mộc mạc, chân chất, khiến giám khảo Piers không tin lắm vào anh này. Còn Simon đi thẳng vào vấn đề luôn, chả cần hỏi han gì - OK, ready when you're.
Thực ra cái cách mà cả 3 vị giám khảo làm, đều thấy rằng họ không tin Paul. Sau này tôi có đọc đâu đó Simon nói rằng từng nghĩ Paul chỉ đến để gây chú ý bằng nổi tai tiếng v.v.

Nhưng khi chú vịt xấu xí cất giọng, cả hội trường lặng đi. Đánh giá và cảm nhận tiếp theo để mọi người tự thưởng thức. Chú vịt xấu xí đã hóa thành thiên nga, như Amanda nhận xét sau đó.

Còn tôi nghĩ rằng, có lẽ chưa ai có thể truyền cảm hứng nghe dòng nhạc opera một cách bình dân và dễ gần như vậy. Thực sự lần nào tôi nghê Paul hát bài này mà cũng phải rùng mình. Nhiều bạn khác chắc sẽ chảy nước mắt 1 xíu. Cất tiếng hát trong khoảng 2 phút, chưa hoàn thành trọn bài mà để lại cảm xúc như vậy trong người nghe thì không phải giọng ca nào cũng làm được.
Những cảm xúc đó là thật, rất thật. Vị giám khảo xinh đẹp đã phải thốt lên: I have goose pimples khi nhận xét về thí sinh có bộ dạng ngờ ngệch này.
Giờ Paul đã nổi tiếng thế giới và đi trình diễn khắp toàn cầu. Đã có lần tôi tìm, nghe đi nghe lại các bài của Paul, từ các trình diễn ở BGT cho đến tại các philharmonic nổi tiếng thế giới mà Paul biểu diễn để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự truyền cảm của giọng tenor này.

Hai năm sau Paul, nước Anh lại có nhân tài nữa bước ra từ BGT: là Susan Boyle với chất giọng trong đến kỳ lạ. Cái này hình như báo chí nhắc nhiều rồi, và số view của Susan trên Youtube vượt qua cả Paul. Hồi đó tôi giật mình bảo, liệu có phải đây là những dấu hiệu đầu tiên chấm dứt kỷ nguyên đóng góp đầy ảnh hưởng của nền kinh tế Anh trên thế giới. Bởi vì từng có nghiên cứu rằng khi nền kinh tế đi xuống, mất địa vị thống trị thì các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trở nên rực rỡ, phát triển mạnh và nhiều tài năng nổi lên.
Điều đó tôi chưa kiểm chứng nhưng suy ngược lại và nếu áp dụng vào nhóm văn học VN thì quả đúng. 20 năm thành tựu đổi mới kinh tế nhưng đố ai tìm thấy được những nhà văn lớn bước ra. (trừ Nguyễn Ngọc Tư)


Nhưng trong số những người làm nghề tay trái, nổi lên từ các cuộc thi phong trào thì tôi vẫn ấn tượng nhất với Paul Potts.

4 comments:

  1. Hi bác Perochan,

    Thị trường khó lường quá, không biết tiêu đề "Time to say goodbye" của bác có ngụ ý là chia tay cổ cánh một thời gian không đấy?

    ReplyDelete
  2. ngay câu đầu tiên anh pero đã phải "xin thanh minh" rồi!!!

    ReplyDelete
  3. Tôi chỉ chia tay mã này và vào mã khác bác ạ.

    ReplyDelete
  4. Em vẫn thích "Con te partiro" là With you, I will leave hơn là Time to say Goodbye ah.

    ReplyDelete