3 ngày qua tôi đã vào 90% tài khoản CK rồi.
Hôm nay thử mở MS ra xem đồ thị các cổ phiếu.
Chưa cần quan sát gì nhiều, chỉ cần nhìn đồ thị cả 1 quá trình dài khoảng 2 năm trở lại đây, thì thấy rằng thời điểm mua quá rõ rồi. Qua 2 tham số là KLGD và % giảm giá.
Chần chờ gì nữa chứ. Mua chỗ này lỗ sao được, chứ không nói là ít nhất lãi 20%. Muộn nhất là VNI về 400 rồi bật lên thôi. Hihi
29.8.10
27.8.10
Về các chính sách của các bác nhà ta
Cách đây vày hôm, tôi có đọc tin Thủ tướng đồng ý việc nghỉ lễ 2-9 năm nay kéo dài thành 4 ngày, từ 2-9 đến 5-9. Sau đó ngày 11/9 là thứ bảy tuần sau sẽ làm bù ngày 3/9.
http://dantri.com.vn/c20/s20-417994/dip-29-cong-chuc-duoc-nghi-4-ngay-lien-tiep.htm
Câu chuyện này cách đây 2 năm tôi đã từng viết khi lang thang VST và cứ mỗi lần đến dịp lễ, nhìn ngày nghỉ cứ manh múm là lại thấy buồn cho các bác làm chính sách và cho ngành du lịch.
Mấy ngày gần đây có các chương trình du lịch, cũng là lĩnh vực dịch vụ. Xu hướng là kích cầu du lịch nộiđịa bằng đủ các biện pháp giảm giá tour này kia. Nhưng em nghĩ có 1 cách kích cầu du lịch nội địa hiệu quả và đơn giản: đó là dùng chính sách ngày nghỉ lễ không bị xé lẻ.
Đơn cử như Tết dương lịch vừa rồi, 1/1 là thứ 5, cả nước nghỉ, nhưng T6 ngày 2/1 lại đi làm và T7, CN lại nghỉ. Thế thì ngày nghỉ lẻ tẻ và khó mà có những phong trào du lịch được. Lâu nay có 1 số công ty, trường học dùng ngày nghỉ bù, tức là làm bù vào T7 tuần trước đó để nghỉ bù ngày 2/1. Và như vậy kỳ nghỉ được kéo dài thành 4 ngày liên tiếp, đủ để đi du lịch đâu đó.
Thế nhưng dù đơn vị đó làm vậy thì vẫn không thành phong trào du lịch rộng rãi trong ngày nghỉ được, vì nhiều người còn ràng buộc vào người xung quanh. Nhiều khi gia đình con cái bạn bè họ làm ở đơn vị khác, con vẫn phải đi học, chồng vẫn đi giao dịch chứng khoán ngày 2/1, bạn bè vẫn phải đi cày (đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân). Nên là lại chỉ còn 2 ngày cuối tuần như 52 lần trong năm, không đủ để làm 1 chuyến du lịch dài...
Tức là chưa có 1 chính sách chung để kéo dài ngày nghỉ, qua đó hy vọng tăng du lịch nội địa. Chính vì thế cần 1 quy định chung cả nước, quy ra các ngày nào làm bù, ngày nào nghỉ, để các doanh nghiệp tự
lo liệu, đặc biệt khối tư nhân. Miễn sao cứ 1 năm vẫn đủ 260 ngày làm việc, còn các đợt nghỉ được nối sát nhau, đừng bị xé lẻ. Khi đó người nghỉ được nghỉ, người làm dịch vụ cũng sẵn sàng tinh thần chuẩn đón người nghỉ để chặt chem, hehe.
Tính ra năm 2008, có ngày 8/3 vua Hùng rơi vào thứ 3 thì phải, thế mà không biết nghỉ bù ngày thứ 2 trước đó thì kéo thành 1 đợt 4 ngày, đợt 30/4-1/5 và 2/9 đều giữa tuần, cũng nghỉ rất lẻ tẻ, không tạo tính liên tục. Tới đây là tết âm lịch, nếu có chính sách làm bù để nghỉ ngày 30/1 thì có thể kéo đợt Tết âm lịch nghỉ 1 lèo tới 9 ngày lận.
http://forum.vietstock.vn/archive/index.php/t-8633.html
Chính sách cho nghỉ 4 ngày lễ tháng 9 năm nay là một bước tiến bộ. Dù nó được công bố chỉ trước đó 10 ngày nhưng tôi vẫn nghĩ rằng thà có còn hơn không. Tức là vẫn cứ nghỉ đi đã, gấp gáp tí tẹo như link ở đây http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Du-lich/2010/08/3BA1FB1C/
Việc ra các chính sách như vậy thì không có gì lạ. Kiểu như kỷ niệm 1000 năm TL-HN thì nháo nhào nghĩ ra đủ thứ để hoàn thành trong 6 tháng, dù cách đây 10 năm người ta đã biết TL-HN sẽ 1000 tuổi nhưng không làm gì. Từ kế hoạch quốc gia như vậy thì dễ hiểu để suy luận ra các chính sách khác mà thôi. Giật cục, phanh gấp hay rẽ ngoặt là những điều rất bình thường trong chính sách kinh tế, xã hội ở nhà ta. Giống như giao thông trên đường phố vậy.
Tuy nhiên tôi lại đánh giá việc cho nghỉ 4 ngày năm nay là động thái tích cực. Bởi vì sau ngày lễ, những ai không kịp đặt tour đi du lịch, những công ty nào không kịp chuẩn bị đón tiếp khách thì sẽ bất bình, phản đối và có những phản biện xã hội. Và vô hình chung, người làm chính sách muốn chính sách của mình đưa ra có lợi, có hiệu quả xã hội thì họ sẽ tiếp thu điều đó, để rồi cải tiến. Bước cải tiến tiếp theo, tôi nghĩ, kế hoạch nghỉ cả nước sẽ được báo sớm hơn. Ví dụ đợt 30/4 thì sẽ báo từ tháng 3, đợt 2/9 thì báo từ đầu tháng 8.
Và cao hơn nữa, sau nhiều phản hồi, sau nhiều tháng, thì sẽ tiến tới 1 nấc nữa. Chủ tịch nước (hoặc bác nào đó tương đương) đưa ra 1 lịch nghỉ chung hay pháp lệnh về ngày nghỉ trong năm. Việc này rất đơn giản, chỉ cần mở máy tính ra đặt các ngày lễ rồi kéo dài ngày nghỉ và chọn ngày đi làm bù.
Bây giờ, chỉ ngồi đếm xem, khi nào nhà nước sẽ có 1 chương trình ngày nghỉ báo trước cả năm?
Năm 2011 hay 2012 sẽ có pháp lệnh đó?
Còn tôi, khi thấy bước tiến trong dịp nghỉ lễ năm nay thì tôi hoàn toàn tin vào câu hỏi trên của mình. Nhưng cá nhân thì lại chuyển sang 1 hướng khác. Đó là suy ngẫm về tốc độ tăng trưởng trong tư duy làm chính sách của nhà mình như nào, để từ đó mình có 1 độ cảm nhận trong các diễn biến kinh tế VN.
http://dantri.com.vn/c20/s20-417994/dip-29-cong-chuc-duoc-nghi-4-ngay-lien-tiep.htm
Câu chuyện này cách đây 2 năm tôi đã từng viết khi lang thang VST và cứ mỗi lần đến dịp lễ, nhìn ngày nghỉ cứ manh múm là lại thấy buồn cho các bác làm chính sách và cho ngành du lịch.
Mấy ngày gần đây có các chương trình du lịch, cũng là lĩnh vực dịch vụ. Xu hướng là kích cầu du lịch nộiđịa bằng đủ các biện pháp giảm giá tour này kia. Nhưng em nghĩ có 1 cách kích cầu du lịch nội địa hiệu quả và đơn giản: đó là dùng chính sách ngày nghỉ lễ không bị xé lẻ.
Đơn cử như Tết dương lịch vừa rồi, 1/1 là thứ 5, cả nước nghỉ, nhưng T6 ngày 2/1 lại đi làm và T7, CN lại nghỉ. Thế thì ngày nghỉ lẻ tẻ và khó mà có những phong trào du lịch được. Lâu nay có 1 số công ty, trường học dùng ngày nghỉ bù, tức là làm bù vào T7 tuần trước đó để nghỉ bù ngày 2/1. Và như vậy kỳ nghỉ được kéo dài thành 4 ngày liên tiếp, đủ để đi du lịch đâu đó.
Thế nhưng dù đơn vị đó làm vậy thì vẫn không thành phong trào du lịch rộng rãi trong ngày nghỉ được, vì nhiều người còn ràng buộc vào người xung quanh. Nhiều khi gia đình con cái bạn bè họ làm ở đơn vị khác, con vẫn phải đi học, chồng vẫn đi giao dịch chứng khoán ngày 2/1, bạn bè vẫn phải đi cày (đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân). Nên là lại chỉ còn 2 ngày cuối tuần như 52 lần trong năm, không đủ để làm 1 chuyến du lịch dài...
Tức là chưa có 1 chính sách chung để kéo dài ngày nghỉ, qua đó hy vọng tăng du lịch nội địa. Chính vì thế cần 1 quy định chung cả nước, quy ra các ngày nào làm bù, ngày nào nghỉ, để các doanh nghiệp tự
lo liệu, đặc biệt khối tư nhân. Miễn sao cứ 1 năm vẫn đủ 260 ngày làm việc, còn các đợt nghỉ được nối sát nhau, đừng bị xé lẻ. Khi đó người nghỉ được nghỉ, người làm dịch vụ cũng sẵn sàng tinh thần chuẩn đón người nghỉ để chặt chem, hehe.
Tính ra năm 2008, có ngày 8/3 vua Hùng rơi vào thứ 3 thì phải, thế mà không biết nghỉ bù ngày thứ 2 trước đó thì kéo thành 1 đợt 4 ngày, đợt 30/4-1/5 và 2/9 đều giữa tuần, cũng nghỉ rất lẻ tẻ, không tạo tính liên tục. Tới đây là tết âm lịch, nếu có chính sách làm bù để nghỉ ngày 30/1 thì có thể kéo đợt Tết âm lịch nghỉ 1 lèo tới 9 ngày lận.
http://forum.vietstock.vn/archive/index.php/t-8633.html
Chính sách cho nghỉ 4 ngày lễ tháng 9 năm nay là một bước tiến bộ. Dù nó được công bố chỉ trước đó 10 ngày nhưng tôi vẫn nghĩ rằng thà có còn hơn không. Tức là vẫn cứ nghỉ đi đã, gấp gáp tí tẹo như link ở đây http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Du-lich/2010/08/3BA1FB1C/
Việc ra các chính sách như vậy thì không có gì lạ. Kiểu như kỷ niệm 1000 năm TL-HN thì nháo nhào nghĩ ra đủ thứ để hoàn thành trong 6 tháng, dù cách đây 10 năm người ta đã biết TL-HN sẽ 1000 tuổi nhưng không làm gì. Từ kế hoạch quốc gia như vậy thì dễ hiểu để suy luận ra các chính sách khác mà thôi. Giật cục, phanh gấp hay rẽ ngoặt là những điều rất bình thường trong chính sách kinh tế, xã hội ở nhà ta. Giống như giao thông trên đường phố vậy.
Tuy nhiên tôi lại đánh giá việc cho nghỉ 4 ngày năm nay là động thái tích cực. Bởi vì sau ngày lễ, những ai không kịp đặt tour đi du lịch, những công ty nào không kịp chuẩn bị đón tiếp khách thì sẽ bất bình, phản đối và có những phản biện xã hội. Và vô hình chung, người làm chính sách muốn chính sách của mình đưa ra có lợi, có hiệu quả xã hội thì họ sẽ tiếp thu điều đó, để rồi cải tiến. Bước cải tiến tiếp theo, tôi nghĩ, kế hoạch nghỉ cả nước sẽ được báo sớm hơn. Ví dụ đợt 30/4 thì sẽ báo từ tháng 3, đợt 2/9 thì báo từ đầu tháng 8.
Và cao hơn nữa, sau nhiều phản hồi, sau nhiều tháng, thì sẽ tiến tới 1 nấc nữa. Chủ tịch nước (hoặc bác nào đó tương đương) đưa ra 1 lịch nghỉ chung hay pháp lệnh về ngày nghỉ trong năm. Việc này rất đơn giản, chỉ cần mở máy tính ra đặt các ngày lễ rồi kéo dài ngày nghỉ và chọn ngày đi làm bù.
Bây giờ, chỉ ngồi đếm xem, khi nào nhà nước sẽ có 1 chương trình ngày nghỉ báo trước cả năm?
Năm 2011 hay 2012 sẽ có pháp lệnh đó?
Còn tôi, khi thấy bước tiến trong dịp nghỉ lễ năm nay thì tôi hoàn toàn tin vào câu hỏi trên của mình. Nhưng cá nhân thì lại chuyển sang 1 hướng khác. Đó là suy ngẫm về tốc độ tăng trưởng trong tư duy làm chính sách của nhà mình như nào, để từ đó mình có 1 độ cảm nhận trong các diễn biến kinh tế VN.
21.8.10
Tỷ giá và cơ hội cho nhà đầu tư
Vấn đề tỷ giá đang căng như dây đàn và đi vào những cái tôi đã hình dung trước đây mà bận quá nên cũng ít viết ra. Ngay sau vụ việc Vinashin thì tôi đã mường tượng về 1 điều là tỷ gía, bởi cái mà ai cũng biết là chính phủ vay 750tr USD cho Vinashin, và một doanh nghiệp bình thường dù không có nhạy cảm trong vấn đề tỷ giá cũng sẽ đặt câu hỏi: liệu khi phải trả nợ cho Vinashin thì sẽ như nào? Và tâm lý người ta đa phần có sự lo lắng trong đó.
Tuy nhiên lý do trực tiếp trong đó không phải lại là Vinashin. Mà từ 1 anh lớn khác. Chỉ cần nhìn dự trữ ngoại hối của VN năm ngoái khoảng 20 tỷ $, mà bây $ giờ còn 7-8 tỷ $ thì đủ biết là có 1 khoản ngoại tệ rất lớn biến đi. Như cái liên doanh lọc dầu ở Venezuela của VN, VN phải góp 4,8 tỷ $ cho đến khi khai thác xong nhưng giả sử giai đoạn đầu phải mang đi 1-2 tỷ $ thì dự trữ của VN còn đi đến đâu. Tiếp đó còn bao nhiêu dự án khác, đều là mang tiền đi cả. Và thêm nữa là hàng loạt dự án lớn của VN, dù là đầu tư cho nền kinh tế nhưng máy móc nguyên vật liệu phải nhập về quá lớn. Những cái này rất cần thông tin minh bạch và những bộ óc quản lý tốt ở cấp vĩ mô, để điều tiết cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu của VN. Theo tôi biết hiện nay bộ KH&DT và Bộ CT không nắm được kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, không có tiến độ giải ngân của các dự án thì làm sao nắm được tình hình nhập khẩu của VN. Từ đó làm sao điều tiết được các vấn đề dự trữ, ngoại hối chứ.
Thực sự cảm nhận của tôi lúc này, hình ngoại hối căng thẳng hơn 2007 rất nhiều. Chưa biết các bác to to sẽ chống đỡ như nào, và hậu quả ra sao, vì nó có khả năng xảy ra cùng thời điểm với suy thoái tiếp theo của Mỹ nên cái đó có thể là 1 cái may mắn của VN. Chỉ cần nhìn các dự án lớn phải lùi lại hoặc được phép lùi lại 1 thời gian là chỉ báo quan trọng cho biết rằng đang thiếu vốn để nhập khẩu.
Câu chuyện về tỷ giá và các dự án hầu như rất dài. Tuy nhiên vấn đề thực tế với các nhà đầu tư CK là sẽ hành động như nào trong các tình huong đó. Với tôi, khi mà công việc quá bận, thì tôi chỉ đầu tư CK theo kiểu 1 năm 2 sóng. Chờ sóng thật lớn mà chỉ xảy ra 1 hoặc 2 lần trong năm, sóng này diễn ra cơ bản với mọi cổ phiếu. Chơi kiểu vậy nhàn và làm được những việc khác, nhưng có cái dở là không bám sát thị trường, nhiều khi sau này có thể sẽ mất đi độ nhạy cảm cần thiết. Tôi nhảy ra 90% vào dịp đầu tháng 5 và đến giờ vẫn chưa đặt chân vào, nhưng đã gia tăng sự chú ý với thị trường. Chỉ chờ dấu hiệu lớn về tỷ giá nữa thôi.
Vậy thì các NDT nên đặt các kịch bản nào của tỷ giá trong giai đoạn tới?
Kết hợp với các chart về các lần khủng hoảng tỷ giá của các nước trên thế giới, từ đó đưa ra được hành động cho riêng mình.
Tôi sẽ dần dần (nếu có thời gian) đưa ra các hướng đi đó cho tôi và sẽ post lên đây. Nhưng riêng vấn đề nhảy nhót giữa tỷ giá và CK thì cái này bạn nào làm NH, có điều kiện dễ dàng hay nhảy.
Còn chơi CK thì giả sử như Thái Lan năm 1997, tỷ giá rớt khoảng 50%, tức là bạn dù không đầu tư, cầm tiền mặt thì mất toi 50% giá trị. VN tính mấy năm gần đây cũng thế, USD cứ nhích dần nhích dần, từ 16k lên 18k lên 19k và lên 20k là chắc chắn. Nhưng thiệt về tỷ giá vài % đó vẫn dễ dàng sinh lãi nếu nhảy vào thị trường đúng lúc, vì nhảy vào đúng lúc thì lãi vài chục % cơ. Cần nhất là có cash và đừng quá bị quay cuồng khi rơi vào vòng xoáy tỷ gia.
Thực ra nhà đầu tư thì có cái lợi hơn ko phải nhà ddầu tư nếu xã hội rơi vào vòng xoáy tỷ giá. Bạn chỉ làm công ăn lương thì giá cả tăng sẽ khiến mức sống của bạn thấp đi. Còn nếu là NDT và đi đúng hướng thì giá cả tăng nhưng bạn vẫn có 1 nguồn bù vào đó, chính là các khoản đầu tư. Chứ còn giữ $ thì chỉ nên có 1 phần dự trữ, còn lại cash sẵn sàng để chờ cơ hội.
Còn nhìn dài hạn nữa, thì VNI đã và đang giảm từ 3/2007, tức là 3,5 năm rồi. Đó là cú bearish khá dài. Các bác thử giở đồ thị các nước châu Á xem sau hành trình bearish dài như vậy thì bullish kéo dài bao lâu, từ đó có chiến lược đầu tư hợp lý.
Tuy nhiên lý do trực tiếp trong đó không phải lại là Vinashin. Mà từ 1 anh lớn khác. Chỉ cần nhìn dự trữ ngoại hối của VN năm ngoái khoảng 20 tỷ $, mà bây $ giờ còn 7-8 tỷ $ thì đủ biết là có 1 khoản ngoại tệ rất lớn biến đi. Như cái liên doanh lọc dầu ở Venezuela của VN, VN phải góp 4,8 tỷ $ cho đến khi khai thác xong nhưng giả sử giai đoạn đầu phải mang đi 1-2 tỷ $ thì dự trữ của VN còn đi đến đâu. Tiếp đó còn bao nhiêu dự án khác, đều là mang tiền đi cả. Và thêm nữa là hàng loạt dự án lớn của VN, dù là đầu tư cho nền kinh tế nhưng máy móc nguyên vật liệu phải nhập về quá lớn. Những cái này rất cần thông tin minh bạch và những bộ óc quản lý tốt ở cấp vĩ mô, để điều tiết cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu của VN. Theo tôi biết hiện nay bộ KH&DT và Bộ CT không nắm được kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, không có tiến độ giải ngân của các dự án thì làm sao nắm được tình hình nhập khẩu của VN. Từ đó làm sao điều tiết được các vấn đề dự trữ, ngoại hối chứ.
Thực sự cảm nhận của tôi lúc này, hình ngoại hối căng thẳng hơn 2007 rất nhiều. Chưa biết các bác to to sẽ chống đỡ như nào, và hậu quả ra sao, vì nó có khả năng xảy ra cùng thời điểm với suy thoái tiếp theo của Mỹ nên cái đó có thể là 1 cái may mắn của VN. Chỉ cần nhìn các dự án lớn phải lùi lại hoặc được phép lùi lại 1 thời gian là chỉ báo quan trọng cho biết rằng đang thiếu vốn để nhập khẩu.
Câu chuyện về tỷ giá và các dự án hầu như rất dài. Tuy nhiên vấn đề thực tế với các nhà đầu tư CK là sẽ hành động như nào trong các tình huong đó. Với tôi, khi mà công việc quá bận, thì tôi chỉ đầu tư CK theo kiểu 1 năm 2 sóng. Chờ sóng thật lớn mà chỉ xảy ra 1 hoặc 2 lần trong năm, sóng này diễn ra cơ bản với mọi cổ phiếu. Chơi kiểu vậy nhàn và làm được những việc khác, nhưng có cái dở là không bám sát thị trường, nhiều khi sau này có thể sẽ mất đi độ nhạy cảm cần thiết. Tôi nhảy ra 90% vào dịp đầu tháng 5 và đến giờ vẫn chưa đặt chân vào, nhưng đã gia tăng sự chú ý với thị trường. Chỉ chờ dấu hiệu lớn về tỷ giá nữa thôi.
Vậy thì các NDT nên đặt các kịch bản nào của tỷ giá trong giai đoạn tới?
Kết hợp với các chart về các lần khủng hoảng tỷ giá của các nước trên thế giới, từ đó đưa ra được hành động cho riêng mình.
Tôi sẽ dần dần (nếu có thời gian) đưa ra các hướng đi đó cho tôi và sẽ post lên đây. Nhưng riêng vấn đề nhảy nhót giữa tỷ giá và CK thì cái này bạn nào làm NH, có điều kiện dễ dàng hay nhảy.
Còn chơi CK thì giả sử như Thái Lan năm 1997, tỷ giá rớt khoảng 50%, tức là bạn dù không đầu tư, cầm tiền mặt thì mất toi 50% giá trị. VN tính mấy năm gần đây cũng thế, USD cứ nhích dần nhích dần, từ 16k lên 18k lên 19k và lên 20k là chắc chắn. Nhưng thiệt về tỷ giá vài % đó vẫn dễ dàng sinh lãi nếu nhảy vào thị trường đúng lúc, vì nhảy vào đúng lúc thì lãi vài chục % cơ. Cần nhất là có cash và đừng quá bị quay cuồng khi rơi vào vòng xoáy tỷ gia.
Thực ra nhà đầu tư thì có cái lợi hơn ko phải nhà ddầu tư nếu xã hội rơi vào vòng xoáy tỷ giá. Bạn chỉ làm công ăn lương thì giá cả tăng sẽ khiến mức sống của bạn thấp đi. Còn nếu là NDT và đi đúng hướng thì giá cả tăng nhưng bạn vẫn có 1 nguồn bù vào đó, chính là các khoản đầu tư. Chứ còn giữ $ thì chỉ nên có 1 phần dự trữ, còn lại cash sẵn sàng để chờ cơ hội.
Còn nhìn dài hạn nữa, thì VNI đã và đang giảm từ 3/2007, tức là 3,5 năm rồi. Đó là cú bearish khá dài. Các bác thử giở đồ thị các nước châu Á xem sau hành trình bearish dài như vậy thì bullish kéo dài bao lâu, từ đó có chiến lược đầu tư hợp lý.
15.8.10
Dung Quất xuất xăng, VNAirlines nhập xăng
Đọc báo thấy nói anh VN Airlines không tiêu thụ xăng của Dung Quất khiến xăng của nhà máy này phải mang đi xuất ngoại. Mua là hãng BP trụ sở ở Sing. Nghe thông tin lên báo chí thấy có vẻ anh VN Airlines dễ bị khiển trách còn anh Dung Quất thì có vẻ đáng thương.
Thực ra hành động của VN Airlines cũng dễ hiểu và thực chất là hoàn toàn hợp lý. Không phải cứ hãng nước ngoài hoặc tầm cỡ như BP mua xăng tức là xăng đó đạt tiêu chuẩn an toàn hàng không. Trong các hợp đồng mua bán xăng dầu, thường có nhiều loại và nhiều điều khoản khác nhau. Thông thường với các loại xăng mà chưa có chứng chỉ kiểm nghiệm thì các công ty chào mua thường có điều kiện về chất lượng tương ứng với giá. Khu vực Đông Nam Á có 2 hãng là BP và Shell thường xuyên mua bán xăng dầu các loại. Mỗi hãng có các chính sách mua bán khác nhau.
Như Shell họ thường kiểm tra trước rồi trên cơ sở đó mới chào giá. Còn với BP thì có cách khác, là họ mua trước với giá đủ chấp nhận rủi ro rồi kiểm tra sau. Hoặc cũng có khi mua kèm điều kiện là với xăng có hàm lượng tạp chất 1 phần triệu thì giá A, 2 phần triệu thì giá B ...
Với các nhà máy lọc dầu, xăng nó cứ ào ào lọc ra hàng ngày, đổ vào các bể chứa. Trong trường là hợp bể chứa đầy thì nhà máy sẽ tự động shutdown. Vì thế việc buôn bán xăng dầu của nhà máy lọc dầu khá mệt và luôn phải tính từ xa. Lơ mơ không kiếm được hãng mua, xăng nó đầy bể chứa (gọi là tank top) thì mệt lắm.
Vừa rồi chắc nhà máy Dung Quất có mẻ xăng máy bay Jet A1 đầu tiên, nên VN Airlines ko dám mua, chờ có chứng chỉ đã. Nhưng xăng vẫn cứ phải đẩy đi chứ không thể chờ đến khi có chứng chỉ thì mới bán, nên Dung Quất bán vội cho BP. Trò mua của BP sẽ có phụ phí cao, tức là giá bán xăng bị thấp. Phải sau khi có chứng chỉ thì nhà máy mới yên tâm tiến hành hoạt động thương mại dễ dàng.
Nhưng nghe trên báo có vẻ như VNAirlines xính hàng ngoại ấy. Hihi, cũng là 1 thông tin, nhưng không diễn giải đầy đủ hoặc không có am tường thì dễ trách oan lắm.
Thực ra hành động của VN Airlines cũng dễ hiểu và thực chất là hoàn toàn hợp lý. Không phải cứ hãng nước ngoài hoặc tầm cỡ như BP mua xăng tức là xăng đó đạt tiêu chuẩn an toàn hàng không. Trong các hợp đồng mua bán xăng dầu, thường có nhiều loại và nhiều điều khoản khác nhau. Thông thường với các loại xăng mà chưa có chứng chỉ kiểm nghiệm thì các công ty chào mua thường có điều kiện về chất lượng tương ứng với giá. Khu vực Đông Nam Á có 2 hãng là BP và Shell thường xuyên mua bán xăng dầu các loại. Mỗi hãng có các chính sách mua bán khác nhau.
Như Shell họ thường kiểm tra trước rồi trên cơ sở đó mới chào giá. Còn với BP thì có cách khác, là họ mua trước với giá đủ chấp nhận rủi ro rồi kiểm tra sau. Hoặc cũng có khi mua kèm điều kiện là với xăng có hàm lượng tạp chất 1 phần triệu thì giá A, 2 phần triệu thì giá B ...
Với các nhà máy lọc dầu, xăng nó cứ ào ào lọc ra hàng ngày, đổ vào các bể chứa. Trong trường là hợp bể chứa đầy thì nhà máy sẽ tự động shutdown. Vì thế việc buôn bán xăng dầu của nhà máy lọc dầu khá mệt và luôn phải tính từ xa. Lơ mơ không kiếm được hãng mua, xăng nó đầy bể chứa (gọi là tank top) thì mệt lắm.
Vừa rồi chắc nhà máy Dung Quất có mẻ xăng máy bay Jet A1 đầu tiên, nên VN Airlines ko dám mua, chờ có chứng chỉ đã. Nhưng xăng vẫn cứ phải đẩy đi chứ không thể chờ đến khi có chứng chỉ thì mới bán, nên Dung Quất bán vội cho BP. Trò mua của BP sẽ có phụ phí cao, tức là giá bán xăng bị thấp. Phải sau khi có chứng chỉ thì nhà máy mới yên tâm tiến hành hoạt động thương mại dễ dàng.
Nhưng nghe trên báo có vẻ như VNAirlines xính hàng ngoại ấy. Hihi, cũng là 1 thông tin, nhưng không diễn giải đầy đủ hoặc không có am tường thì dễ trách oan lắm.
Subscribe to:
Posts (Atom)