24.12.09

Tượng đài Cam Ranh và câu chuyện người phi công Nga

Thực sự lúc này tôi vẫn chưa có thời gian ngó ngàng đến CK hay các vấn đề kinh tế khác. Chắc cũng phải qua năm mới. Cũng chẳng biết viết gì cho blog đỡ tẻ. Đành kể câu chuyện mà tôi nghĩ là không phải ai cũng biết, về những máy bay chiến đấu của Nga tại Việt Nam. Thôi thì coi như là câu chuyện của ngày 22/12.

Mấy tuần trước, tôi gặp khá nhiều quân nhân người Nga. Họ sang Việt Nam để khánh thành tượng đài Hữu nghị ở Cam Ranh. Trong số những quân nhân Nga đó, tôi trò chuyện từ anh lính Nga trước đây ở Cam Ranh nay sang thăm lại nơi xưa cho đến anh (hùng) Gorbatko - nhà du hành vũ trụ từng được anh Phạm Tuân đèo lên mây xanh trong chuyến bay năm một nghìn chín trăm mấy chục gì đó. Tôi khá ngạc nhiên khi thấy 2 bạn cũ năm xưa khoác vai nhau thì anh Tuân thậm chí còn to cao hơn anh Gorbatko. Chắc thế nên năm đó anh Tuân mới đèo anh Gorbatko.
Anh hùng Gorbatko thì ít nói và thấy mọi người bảo là khó tính. Tôi thì không thích giao tiếp với người khó tính. Còn anh hùng Tuân thì vui vẻ, xởi lởi, toàn rủ mọi người đánh bi a.

Có điều trong số những người đó, tôi không ấn tượng bằng một người Nga khác hơi trầm lặng và ít nói. Tính tôi không thích những chỗ ồn ào. Tôi trò chuyện với anh người Nga trầm lặng kia, và giật mình khi biết anh này chính là phi công còn sống sót trong vụ tai nạn thảm khốc năm 1995 ở gần Cam Ranh. Tên người phi công này là Kovalskyi.

Ngày 12/12/1995, một phi đội 5 chiếc tiêm kích SU-27 của Nga bay từ Malaysia về nước và định ghé qua Cam Ranh để tiếp nhiên liệu. Trước đó 2 tuần, đội bay này có 6 chiếc bay đi từ Nga và hành trình của họ là Nga - Trung Quốc - Malaysia. 6 chiếc SU-27 này được sắp xếp theo đội hình dạng mũi tên tam giác 1-2-3 và điều khiển 6 chiếc đó là những phi công giỏi nhất nước Nga. Đó là các phi công xuất sắc của căn cứ không quân nổi tiếng Kubinka, ngoại ô Moscow. Bay qua Trung Quốc thì họ có 2 lần dừng lại để tiếp nhiên liệu. Thế nhưng lúc ở Trung Quốc thì có 1 chiếc bị trục trặc và các phi công đành để 1 máy bay lại. Đội bay sang Malaysia chỉ còn 5 chiếc, như là một điềm gở của đội hình những phi công siêu hạng này.

Cũng phải nói thêm rằng, trong thời bình, việc các phi công tích lũy được hàng nghìn giờ bay là điều rất hiếm, vì đa phần họ đều trẻ và phải là những người có tiềm năng đặc biệt thì mới được bay nhiều thế. Căn cứ không quân Kubinka có thành lập một đội bay gọi là "Lực sỹ Nga ngố". Năm 1991 họ chọn được 8 người tham gia đội hình 6 chiếc tiêm kích, tức là có 2 người dự bị. Kovalskyi có bảo tôi là nếu để điều khiển máy bay hạng nhẹ nhào lộn thì hầu như phi công nào cũng làm được, còn điều khiển tiêm kích để nhào lộn, tức là các máy bay chiến đấu nặng 30 tấn, bay với vận tốc 600m/s để nhào lộn như chim và lại còn bay đội hình 6 chiếc sát nhau, mỗi chiếc cách nhau 75m thì đó là điều cực khó. Bởi vì với vận tốc 600m/s thì khoảng cách 75m kia chỉ bằng 1/10 giây nên tinh thần của các máy bay đồng đội bao giờ cũng căng như dây đàn, sơ xuất một cái là va chạm nhau ngay. Chính vì thế các máy bay cá nhân nhào lộn thì nhiều, nhưng khi bay đồng đội thì đa số chỉ phun khói cờ quốc gia chứ ít khi người ta dám nhào lộn đồng đội với các máy bay chiến đấu.

Trở lại với ngày 12/12/1995 định mệnh đó. Lúc đó là hơn 10h sáng giờ Việt Nam, 5 chiếc SU-27 chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh. Các máy bay này là dạng máy bay biểu diễn nên họ không lắp hệ thống dẫn đường điện tử mà có 1 chiếc máy bay dân dụng bay trước dẫn đường. Chiếc máy bay dẫn đường IL-76 kia cũng khá xa lạ địa hình Việt Nam vì họ cũng chỉ bay dẫn đường cho 5 chiếc SU-27 từ Trung Quốc sang Malaysia và bây giờ là ghé Cam Ranh. Hôm đó Cam Ranh đầy mây và sương mù. Trong khi đó cơ sở hạ tầng của căn cứ quân sự ở Cam Ranh xuống cấp thảm hại, hay nói tóm lại là những người tổ chức chuyến bay đã không có sự chuẩn bị kỹ càng mọi thứ.

Cách sân bay khoảng 40km, các máy bay SU được chiếc dẫn đường IL-76 yêu cầu hạ độ cao. Thế nhưng những phi công này hoàn toàn không biết rằng có 1 dải núi cao hơn 1000m nằm ngay trước đường băng sân bay Cam Ranh. Họ bay trong mây mù và hoàn toàn như những người đi trong bóng đêm, chỉ nhận được tín hiệu là đèn nhấp nháy và liên lạc với máy bay IL-76 dẫn đường cách phía trước. Khi chiếc IL-76 sắp đến sân bay, họ yêu cầu hạ độ cao, thì nhóm 5 chiếc SU-27 đã làm theo. Chỉ vài phút sau đó, 3 chiếc đã đâm thẳng vào dãy núi ngay trước đường băng sân bay Cam Ranh ở độ cao hơn 600m. 2 chiếc còn lại là của đội trưởng đội bay và của Kovalskyi, khi đó là đội phó. Người đội trưởng là Lichkun, thoát chết nhờ máy bay đó có 2 người, người ngồi sau bỗng phát hiện có lửa trong đám mây mù nên vội hét lên "có cháy". Nhờ đó là Lichkun chỉ biết theo bản năng của phi công, dựng đứng máy bay ngay lập tức, đồng thời vị chỉ huy này nói trong điện đài liên lạc giữa các máy bay là phá vỡ đội hình ngay. Kovalskyi cũng kịp làm theo, dựng đứng máy bay lên và cả thoát khỏi dãy núi trước mặt. Có điều họ mất liên lạc với chiếc dẫn đường IL-76 và cả 2 hoàn toàn lạc lõng trên bầu trời. Họ bay vòng vòng mãi, và do mây mù cũng như chưa quen địa hình Việt Nam nên chỉ bay lượn trên bầu trời suốt cả tiếng đồng hồ rồi bỗng dưng nhìn thấy sân bay bỏ trống. Đó là sân bay Phan Rang, nằm cách Cam Ranh chỉ khoảng 50km.
2 chiếc SU sống sót đã hạ cánh xuống sân bay Phan Rang và ngay lập tức các bộ đội nhà ta đã nhanh chóng lái vài chiếc U oát vào mời 3 phi công sống sót về Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Thuận rồi sau đó gửi họ vào "Hilton" địa phương.

3 viên phi công nổi tiếng của Nga nằm trong phòng tạm giam ở Ninh Thuận 3 ngày thì có đội quân sự cả Nga lẫn Việt Nam đến đưa về. Chiếc IL-76 dù sao cũng hạ cánh được xuống sân bay Cam Ranh vì có hệ thống dẫn đường và hệ thống liên lạc với đài không lưu địa phương. Còn 3 chiếc SU-27 đâm vào núi đã mất tích hoàn toàn với 4 phi công trong đó. Như vậy đội bay 8 người với 6 chiếc đã tan tác khắp nơi trong biến cố lớn nhất của lịch sử không quân Nga kể từ sau chiến tranh. 3 chiếc nổ tan xác với 4 phi công ra đi.

Tôi bảo Kovalskyi là dãy núi đó tôi cũng đã từng đến. Nó là dãy núi nằm giữa 2 tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa, cách sân bay Cam Ranh khoảng 20-30km, ngay trực diện đường băng. Dân địa phương gọi dãy núi đó là núi Chúa. Trong dãy đó có 1 núi lớn nhất là núi chúa Anh và 3 núi khác là núi chúa Em. Dưới chân núi là vịnh Vĩnh Hy của Ninh Thuận, cực kỳ đẹp và có nhiều san hô, không kém gì Nha Trang. Chỉ có điều vịnh Vĩnh Hy còn ít người biết. 4 quả núi là nơi nằm lại vĩnh viễn của 4 trong số những phi công giỏi nhất nước Nga. Tôi bảo Kovalskyi nếu lần sau đến Việt Nam và có nhiều thời gian ngoài chương trình, tôi sẽ thu xếp tổ chức hoặc dẫn ông đi thăm lại vùng núi Chúa. Năm đó, sau khi ra khỏi "Hilton" Ninh Thuận, Kovalskyi và quân đội Nga có quay vào vùng núi đó tìm xác đồng đội. Gần 3 tuần ở Việt Nam, họ cũng tìm thấy vị trí vụ tai nạn và dấu vết đồng đội.

Sau vụ tai nạn thảm khốc ở VN, đội bay của Nga bị tạm dừng mất hơn 1 năm và phải mất 3 năm sau, họ mới tuyển được những phi công mới để thay thế 4 người đã mất. Lúc này các bác sỹ nói rằng sức khỏe của Kovalskyi không đảm bảo cho ông tiếp tục bay đồng đội và Kovalskyi chuyển sang các máy bay thông thường. Ít lâu sau người đội trưởng cũ Lichkun đột ngột qua đời vì căn bệnh ung thư và trong số 8 người cũ chỉ còn 2 người là anh phát hiện đám cháy (tên Klimov) và viên phi công dự bị của máy bay hỏng ở Trung Quốc. Năm 2001, Klimov cũng ngoài tuổi 40 và không đủ sức khỏe để tiếp tục những chuyến bay mạo hiểm như này. Và đội hình năm xưa chỉ còn duy nhất 1 người. Anh này là Tkachenko.

Suốt từ năm 1995 đến 2002, đội bay "lực sỹ Nga" bị xáo trộn khá nhiều do không đủ phi công cao cấp dù họ là cơ sở không quân nổi tiếng nhất ở Nga. Trong 70 năm từ ngày thành lập, họ có tới 40 anh hùng Liên Xô toàn là phi công. Kovalskyi bảo tôi rằng, thực ra các đội bay đó, nếu họ trình diễn tốt thì cũng là quảng cáo cho các hãng quân sự để bán máy bay và các hãng đó tài trợ khá nhiều cho căn cứ không quân. Nhưng mục đích chính của những cuộc nhào lộn trên không gần như là các cuộc thử nghiệm con người và khả năng của máy bay chiến đấu. Từ vị trí ghế ngồi, đến khoảng cách cầm lái khi bay lượn, độ nghiêng, thao tác điều khiển v.v. ĐỘi bay cũ của ông đến năm 2002 đầy xáo trộn do thiếu phi công giỏi, nhiều khi không đủ nên chỉ còn 4 máy bay lập thành đội hình con thoi, hoặc 5 máy bay thành đội hình răng lược. Thế nhưng đội hình mạnh nhất và ưu việt nhưng cũng khó nhất là đội hình 6 chiếc thành tam giác 1-2-3. Kể cả trong chiến đấu, bay với đội hình đó cũng rất mạnh. Mãi tới năm 2002, đội hình 6 máy bay mới kiếm đủ phi công để tiếp tục hành trình sau thảm họa 1995.

Người đội trưởng của đội hình mới là Tkachenko, là phi công trong đội dự bị năm nào. Ông chính là người có chiếc máy bay hỏng ở Trung Quốc và vì thế trong khi xảy ra thảm họa ở gần Cam Ranh, Tkachenko đang ngồi trên chiếc máy bay dân dụng dẫn đường IL-76 cùng 1 số quan chức từ Nga sang tham dự triển lãm. May mắn đã cứu sống Tkachenko năm đó. Nhưng hình như người ta nói "sinh nghề tử nghiệp", 14 năm sau, tháng 8/2009, Tkachenko đã bay đi mãi trong 1 tai nạn khi đang trình diễn máy bay ở triễn lãm hàng không tại Moscow, chấm dứt thế hệ các phi công đầu tiên bay trình diễn với tiêm kích SU-27. Sau đó Tkachenko được cơ trưởng của Kremly là anh Medvedev truy tặng danh hiệu anh hùng nước Nga

Những ngày ở Nha Trang, có 1 lần tôi tranh thủ lên tháp không lưu mới của sân bay Cam Ranh để nhìn lại núi Chúa, từ hướng Cam Ranh thôi. Nhìn ngọn núi sừng sững trước đường CHC của sân bay, tôi bảo là từ nay về sau, mỗi lần máy bay hạ cánh xuống Cam Ranh, chắc tôi sẽ hồi hộp lắm đây.

Trên đỉnh đài tưởng niệm hữu nghị Việt-Nga có hình một chiếc máy bay đang vút lên trời. Nhưng đó không phải là chiếc SU-27 mà là chiếc MIG-21 của những phi công Việt Nam sử dụng trong giai đoạn chiến tranh. Câu chuyện tưởng niệm của tượng đài này cũng nhiều bí ẩn. Đây không chỉ là nơi tưởng niệm các quân nhân Nga như nhiều báo đưa tin, mà còn là tượng đài đầu tiên trên đất liền tưởng niệm các chiến sỹ hải quân Việt Nam, trong đó có 70 liệt sỹ bảo vệ Trường Sa năm 1988. Cho đến nay, chưa có nơi nào trên đất liền tưởng niệm các liệt sỹ Hải quân và gia đình hoặc người thân họ thường rất khó khăn mỗi khi muốn tìm nơi thắp hương cho các liệt sỹ. Tôi cũng không hiểu sao, hơn 20 năm mà người ta không xây nơi tưởng niệm chiến sỹ Hải quân trên đất liền, bởi vì có phải ai cũng có điều kiện ra đảo Trường Sa hoặc ra biển đâu.

Hôm 300 nhà sư làm lễ cầu vong cho các liệt sỹ về quy tập tại tượng đài Cam Ranh, có 1 câu chuyện khá ly kỳ. Đó là lúc người ta bê bát hương lên xe ô tô của tỉnh Khánh Hòa thì chiếc Captiva chạy hơn 10.000km không có cách nào nổ máy được. Các lái xe đều vào thử nhưng không ai nổ được. Đến lúc tính phải bỏ xe đó lại, chuyển bát hương cầu vong sang 1 chiếc xe của doanh nghiệp tài trợ xây tượng đài thì các xe của Hải quân mới nổ được. Chỉ tiếc hôm khánh thành tượng đài, rất nhiều quan chức Việt Nam đã lên danh sách như bác Trọng, bác Khiêm, bác Hải nhưng cuối cùng lại không tham dự.

Tôi không kể chuyện cầu siêu này cho Kovalskyi nghe, vì bên Nga họ theo đạo Cơ đốc là chính. Có điều tôi để ý, lại có thêm 1 sự trùng lặp nữa mà không biết sau này sẽ ra sao. Đó là khánh thành cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh vào đúng ngày 12/12. Chuyến bay quốc tế đầu tiên đến sân bay, thấy bảo là từ Vladivostock, lúc gần 11h sáng và chuyến bay đi đầu tiên, là chuyến bay cũng về Nga, từ chuyên cơ riêng của ông cựu thủ tướng Nga Stepashin (bạn thân anh Putin và hiện là tổng kiểm toán Nga). Ông này đi chuyên cơ riêng sang Nha Trang hôm 10/12 để dự lễ khánh thành tượng đài.

Còn ngày 12/12/2009, đúng 14 năm sau thảm họa, Kovalsky đang bước chân lên máy bay của VNA để về Nga, chuyến bay cũng gần 11h sáng. Nhưng lần này ông đi từ Hà Nội. Trên chuyến bay đó, ông sẽ ngồi cũng nhiều tướng lĩnh quân đội Việt Nam sang Nga tháp tùng bác Dũng mua tàu ngầm, máy bay và ký hợp đồng kinh tế. Không biết có dịp nào sau này, Kovalskyi sẽ đào tạo các phi công Việt Nam lái những chiếc SU-30 không? Tôi rất mong điều đó. Và lời chào tạm biệt của Kovalskyi với tôi, là 1 câu mà tôi thấy cũng khá hay. "Cứ đặt mục tiêu, rồi bạn sẽ làm được."

20.12.09

Sắp cuối năm rồi

Lâu quá mới trở lại góc này sau một hành trình lang thang hơn 2000km trên đường mòn HCM và tiếp đó những ngày bận rộn ở Nha Trang.
Khi trở lại, vẫn chưa có dịp nhìn kỹ bảng điện nhưng cũng kịp lướt qua tình hình khi thấy VNI 450, vàng còn 1100, EUR/USD là 1.43, DJ vẫn loanh quanh10300... Quá nhiều suy nghĩ để thốt ra nhưng lúc này chả buồn ngắm CK hay forex mấy.
Có điều vẫn cứ phải viết vài dòng. CK thì giờ là lúc lấy cái đồ thị so sánh DJ và VNI ở mấy post trước. Năm nào cũng có giai đoạn VNI và DJ đi ngược chiều. 2 tháng qua chính là điểm đó của năm nay khi VNI giảm còn DJ tăng. Tới đây VNI và DJ sẽ như nào thì nhìn lại cái so sánh kia chắc sẽ dễ hiểu hơn.
Vàng thì chắc vẫn đang hướng giảm là chính. Nhưng khi về ~1000 thì mua là được vì 980 là vùng hỗ trợ rất mạnh. EUR/USD thì chưa kịp xem.
Sắp cuối năm rồi. :-)

12.11.09

Vàng

Hôm qua sốt vàng vật chất kinh quá. Nguyên nhân là do biến động của USD chợ đen.
Còn vàng thế giới thì hiện vẫn đang dõi theo $index. Bỏ qua phân tích $index mà nhìn vào EUR/USD để biết vàng sẽ như nào.
Chart dưới đây cho thấy EUR/USD sắp chuyển hướng nếu nó cắt cái LT support. Có thể sẽ là 1 thời kỳ mới của đồng $ mạnh lên. Dự kiến nó sẽ đi theo 1 trong 2 đường như trên. Và nếu theo màu xanh thì EUR/ USD sẽ lên cao nhất khoảng 1.54-1.54,  tức là khi đó vàng cũng lên khoảng 1140-1150$/oz.  Nếu vàng lên đó, tôi nghĩ bạn nào chơi SG thì cứ thế mà short.
Đại khái nhìn vào EUR/USD để có thể ước đoán giá vàng.

10.11.09

VNI vs DJIA (5-11)

Cái chart này tôi vẽ cuối tuần trước nhưng chưa post lên, hình như là dữ liệu của DJIA và VNI hôm 5/11.

Cái này không giải thích, để mọi người tự nghiệm ra những điều gì sau đó nhé.


Bức tường Berlin

Thôi cứ để tạm CK sang 1 bên đã, dù có nhiều điều muốn nói về anh bạn VNI.

Nhưng tuần này thấy thế giới họ kỷ niệm 20 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ nên cũng lanh chanh ăn theo nói leo cái.
Tôi đang tìm hiểu nguyên nhân bức tường này đổ. Nghe bảo năm '89 thì tình hình khó khăn quá, không có gạch xây dựng, nên mấy bạn xuất khẩu lao động VN và các bạn đầu đen cứ buổi đêm ra cạy ít gạch ở bức tường Berlin để vác về xây nhà. Ai dè rút ruột không kỹ thuật nên nó đổ cha bức tường Berlin vì khi xây các bạn XHCN bớt xén vật tư ghê quá. Chỉ từ việc đào trộm mấy viên gạch mà gây sự kiện chấn động lịch sử toàn cầu. Tôi cho rằng cách giải thích như vậy logic hơn cả.
Nói đến đây tự nhiên lại nhớ mấy chuyện cười mà ngày xưa tôi và 1 anh bạn hay dịch về chú bé Vôva. Cũng khá lâu rồi, liên quan đến viên gạch.
Cô giáo vào lớp, cầm 1 viên gạch và hỏi các học sinh
- Các em, hãy cho cô biết cảm nghĩ của em khi nhìn vào viên gạch này?
- Em nghĩ về những thành tựu vĩ đại của những người thợ Xô Viết. Một học sinh nói.
- Giỏi lắm, thế còn em nào nghĩ khác không?
- Em nghĩ về viễn cảnh cuộc cải tổ. Một cánh tay giơ lên.
- Rất xuất sắc. Thế còn em, Vôva, em nghĩ gì?
- Thưa cô, em nghĩ đến phụ nữ ạ.
- Sao lại thế? - Cô giáo hơi nhíu mày.
- Dạ, đơn giản bởi vì em chỉ biết nghĩ đến mỗi phụ nữ thôi ạ.

Không biết viên gạch kia có phải là viên gạch bị đào trộm ở bức tường Berlin không nhỉ?

30.10.09

PVT


Thêm nốt cái chart này rồi tháng sau post tiếp.

29.10.09

VNI 29-10


VNI đi theo đường màu hồng ở chart trước. Thủng 590 rất nhanh, nên tôi vẽ thêm cái này.

Kospi & KLSE 1997



 
Hôm nay ví dụ về Kospi 1998 và KLSE 1998 rồi so sánh với VNI nhé.
Và tôi bảo VNI còn cơn điên nữa là vì thế, nhưng nó sẽ tạm tích lũy đã, giống các chart hôm trước. Lý do VNI lên tôi không quan tâm lắm, chỉ cần có tiền đổ vào là VNI lên thôi. Nhưng tôi nhìn quy luật các nước sau khủng hoảng 1997. Còn tại sao tôi chọn Malaysia và Hàn Quốc thì dạo trước tôi từng bình luận rồi, hehe.

28.10.09

DJIA


Nhìn DJ như này để biết là khi nào nó sẽ bật lên tiếp. Đường Short term support có thể áp dụng với VNI, vì VNI cũng có 1 đường đó khi nó thủng S1 như chart hôm nọ tôi post. (nó là đường màu hồng ấy, vẽ thêm ST vào là ra điểm hỗ trợ của VNI.
Nhưng khi DJ bật lên thì VNI cũng sẽ bật lên mạnh.

27.10.09

ANV


Hôm nay nhìn lại thấy tháng 9 post 14 bài, mà T10 thì ít hơn. Thế là lại phải nhét vài cái chart vào, từ nay đến 31/10.
Đúng là bệnh thành tích các bác ạ.

24.10.09

VNI sẽ có cơn điên mới


Nhìn cách VNI bị mua như những ngày vừa rồi, tôi tin khoảng 70% là VNI sẽ có cơn điên mới, làm bất ngờ tất cả mọi người nhất. Chỉ chờ thêm vài dấu hiệu xác nhận nữa thôi.

Mấy hôm trước tôi hơi lo ngại dấu hiệu về đồng $ vì chỉ sợ dòng tiền chạy sang đó. Nhưng thông tin việc VN được ADB cho vay 600tr $ làm tôi thấy yên tâm. Đó không phải là số tiền lớn nhưng nó có tác động tâm lý rất tốt để ổn định thị trường chợ đen. Dạo tháng 7 tôi đã định bình loạn rằng VN nên vay tiền $ quốc tế, tranh thủ 2 việc là xu hướng của $ về dài hạn là sẽ mất giá (nhưng trong năm 2010 khả năng $ index lên lại trong 4 tháng đầu năm) và CDS của VN giảm thấp rồi, <300p, tức là lãi suất đi vay sẽ thấp, và tranh thủ 2/3 hãng ratings chưa có động thái mới như hạ rating hoặc thay đổi outlook. Nhưng mới hôm rồi đọc báo thấy ADB cho VN vay 600tr $ thì tôi cảm nhận là VN đang đi đúng hướng về chính sách ngoại hối. Vì thế CK cứ yên tâm là cuộc chơi còn tiếp tục.

Sang tuần sẽ là điều chỉnh của những người chơi đòn bẩy hoặc tâm lý chưa ổn định. Sau đó VNI sẽ bị quét sạch hàng. Hôm nào VNI đầu giờ giảm rồi tiếp tục giảm mạnh nhưng cuối giờ còn giảm nhẹ thì đó là hôm VNI bị tóm gọn hàng. Khả năng ở vùng số 3 như chart. Đó là chỗ hội tụ 3 ngưỡng hỗ trợ là RS3, S2 và Fib 38.2%, tức là điểm 3 là hỗ trợ để bật lên. Nếu VNI thủng điểm 3 thì sẽ tìm đường về hỗ trợ dài hạn, nhưng tới 80% tôi tin điểm 3 là hỗ trợ. VNI đã vượt Fib 38.2 thì nó sẽ tìm đến Fib 50% trong đợt tăng giá tới.
Mua ở điểm 3 khá OK vì kể cả khi thủng điểm 3 để tìm đường về hỗ trợ LT thì VNI vẫn có phiên hồi qua điểm 3 để ra hàng.

Còn cách mua của VNI những ngày qua là các tổ chức lớn mua. Thêm nữa dòng tiền của năm nay toàn chơi T+4 nên tiền bán đi rồi sẽ lại nhanh chóng quay lại thị trường, chỉ cần VNI có dấu hiệu lên là lại ào ào đua lệnh. Hiện nay tiền chưa có cửa chạy sang kênh khác được. Để tạo nên 1 tâm lý đám đông cho dòng chảy của tiền không phải 1-2 ngày là làm được. Nên là dòng chảy tiền đang đổ vào CK kết hợp phong trào T+4 nên tôi tin VNI sẽ tiếp tục lên. Điều chỉnh thì càng tốt cho VNI.

Yếu tố nữa là dòng tiền đang chảy vào các BC. SSI đã phá ngưỡng cản hôm nọ rất xa nên hiện giờ khó có thể dò đỉnh SSI. Một số BC khác đang có dấu hiệu đi lên và 1 số BC khác lình xình. Tức là sắp tới VNI mà lên thì nó sẽ quay vòng theo chu trình như vậy.

Còn nhiều yếu tố nữa lắm, kể cả DJ, hoặc quét sơ qua 40 mã sàn Ho, thấy còn khoảng 25 mã vẫn có cửa lên rất chắc và tôi sẽ viết thêm lúc khác. Nhưng nói chung với trend lên như này, không nên mang tâm lý của năm 2007/2008 là đã đã đến đỉnh thì rớt mạnh.
Cuối tuần viết vội vài dòng vì thấy nhiều bác có vẻ hơi lo lắng về VNI.

23.10.09

CSG vs TRI



Nếu KLGD của TRI hôm nay mà lớn thì sẽ giống CSG. Còn CSG trần >2x thì không phải nghĩ rồi, vì cái kiểu gom hàng như kia lộ quá. :-)

20.10.09

20-10

Các bác nam nhớ mua c/p tặng các bác nữ nhé.

19.10.09

VHG again


Hôm nọ có những bác cứ hỏi tôi về VHG sau cái chart đầu tiên tôi post về nó. Thực ra tôi ít post những mã nào tôi mua-bán. Nhưng khi đưa chart VHG lên, làm một số bác lao vào và tôi lại trót khuyên nên giữ và mua thêm. Hôm nay đưa lại VHG để hết nợ nần với các bác ấy nhé, ngại quá.
Hành trình xuống thì mua như nào thì hành trình lên sẽ làm ngược lại, là bán ra như thế. Tôi chỉ khuyên được như vậy thôi.

Còn trong ngày mai, 20/10, sẽ có 1 mã sàn Ho giống như CSG và hơi giống VHG ở hình mẫu cái nêm đấy. Mai nó phá kênh.

15.10.09

Dow breaks 10.000

Dow đã thủng 10.000 và tất cả các chỉ số chính bên bờ đại dương đều tăng ít nhất 50% so với đáy tháng 3. Riêng có 1 chỉ số phụ ở bán đảo Đông Dương tăng hơn 200% và còn có dấu hiệu tăng nữa.

Hôm qua tôi lại bán gần 50% vì kiểu tăng tím cả loạt của nó. Nếu mai VNI lên như vậy tôi lại bán tiếp. Mua vào thì vẫn có thể xem xét vài mã với T+2 hoặc T+3 vì vẫn thấy còn nhiều mã phải tăng nữa đã nhưng hướng chủ đạo là bán. Bán 50% thì mua vào chỉ 10% thôi. Vừa chuyền cành nhưng vừa giữ cash.

DJ lên 10.000 thì tôi từng nói cách đây 2 tháng, khi lang thang ở đây

Nhưng DJ sắp nổ rồi. Trong vòng 2 tuần nữa thôi nó sẽ rớt


Thực tế VNI như này





Và nhớ lại dạo tháng 7, có cái chart về Fibonacci retracement.

13.10.09

Nhóm TC - NH







Nhặt sơ qua vài mã theo yêu cầu các bác. Tôi không xếp theo thứ tự, do blogspot này khi upload nó cứ ảnh sau thì trèo lên trên. Nhưng hy vọng chỗ này đủ để các bác nhìn ra nhóm TC-NH sẽ như nào. Ngoài ra có nhiều cái kết hợp thêm volume. Cái này các bác tự xem xét nhé.

9.10.09

BMI


Chart BMI này tôi vẽ hơi thừa ở phần trước tháng 6/2009. Chả phân tích gì đoạn đó mà cũng cho vào chart. Tôi vẽ ào ào vài phút rồi post luôn chứ ngại làm lại cắt dán, dù nhìn thấy chỗ thừa.
Nói chung BMI có giống phần màu xanh kia thì cũng tăng không mạnh lắm so với các mã khác (chỉ khoảng 20-25%/1 tháng tới). Phải giải thích vậy vì tôi không có BMI, và thường các chart post lên đây thì tôi ít khi có các mã đó lắm, chỉ post để mọi người tham khảo thôi. Nhưng nhìn thêm BVH với hành trình dự kiến thì tôi tin tuần tới nhóm Bảo hiểm sẽ bật lên.

7.10.09

BBC

Hôm nay nói hơi nhiều rồi nên chỉ post chart này thôi.

6.10.09

Nhìn lại 1 tháng

Hôm nay tự nhiên ngồi nhìn lại danh sách các mã cổ phiếu post ở đây.

Bật mí danh sách các mã khuyến nghị hôm 4/9. Danh sách này chỉ gửi vài người bạn cho họ tham khảo và tự chọn.


CNT, giá 25. Kỳ vọng lên 29-30, cao thì 33. Kết quả: Phi lên tận 39
DQC: nên mua thêm, giá 18, kỳ vọng 22. Kết quả: DQC lên 27
HBC: Sang tuần mua giá 31, ít nhất lên 39. Kết quả HBC lên tận 42 và giờ giảm về 34. Giá này của HBC mấy hôm tới sẽ lãi 10% nhưng hình như thế thì hơi ít so với nhiều mã khác nhỉ.
IFS: Mua được, giá 10.7 . Kết quả: bây giờ vẫn 10.7. Chôn vốn.
KSH: Nếu thấy nhích lên 19 thì mua ngay, vì nó sẽ tăng lên 24. Kết quả hôm đó KSH lên trần 19.2, giờ giá 54. Quá bất ngờ.
PJT: Giá 13.9, múc ngay. Quá ngon, lên 19 ngon ơ. Kết quả chỉ lên 6 phiên là 15.5 đã quay đầu, hiện 13. Lỗ.
RAL: Đưa vào danh sách ngắm, vì giá lên được 34. Kết quả: Khi đó RAl giá 30, và lên 35 sau 4 phiên trần, giờ giảm xuống còn 29, hehe.
SAV: Quá ngon, mua 31, tối thiểu lên 37. Kết quả: không chỉ lên 37 mà còn lên tới 41 lận
TNC: Giá 15.5, múc ngay, quá ngon. Giá lên tối thiểu 19. Kết quả: TNC chỉ lên 18 sau đó 1 tuần
TYA: Đang ngon, sợ hôm nay trần, mua, kỳ vọng lên 14. Giá chạy ngay. Kết quả: hôm đó TYA chạy trần 12, nhưng chỉ được 1 hôm thì phải, giờ giảm còn 10. Lỗ nặng.
VFC: Sẽ lên khoảng 14-15 là ít nhất, giá chạy trong vòng 1 tuần nữa, mua 12 cũng được. Kết quả: hôm đó VFC giá 11.x, và sau 1 tuần, VFC lên 14. Giờ lại về 12.
VKP: lên 18, giá chạy trong tuần sau, Mua 13.x là quá được. Kết quả: VKP chôn vốn, giờ chỉ còn 12.x
VNA: sẽ đi ngang hoặc lên nhẹ 5-10% trong tháng sau, nhưng cuối tháng 9 sẽ bắt đầu bứt phá lên 22 trở lên. Giá hiện nay 17. Khoảng từ 20/9 nên chú ý mã này. Kết quả: VNA chỉ lên được 20, chưa bứt phá. Sai.

Tổng kết: 13 mã trong danh sách trên thì 7 đúng và thậm chí gây bất ngờ như KSH, DQC, CNT... 3 mã lỗ và còn lại là đi ngang, chôn vốn hoặc tăng yếu.

Tính theo tỷ lệ trên thì 54% là lãi và rất lãi, 23% sai và 23% là không lỗ.

Đó là chọn c/p bằng máy tính tự quét. Còn tất nhiên trong danh sách trên thì khi mua bán, tôi thường so sánh thêm là c/p nào cho tỷ lệ lợi nhuận cao nhất nhưng rủi ro thấp nhất. Và thế là vào các mã đó. Kết quả nhảy vào SAV, KSH, DQC...
Hài nhất là mua KSH và SAV mà hoàn toàn ko biết tên là công ty ngành nghề gì. Sau này có người nói mới biết. Mới đây cả QNC, CMC cũng thế v.v. :-)
(Vì không đủ thời gian tìm hiểu các mã cp.)

Từ c/p ---> VNI

Theo cách chọn c/p của tôi, cách đây khoảng 10 ngày thì mỗi hôm quét ra 40-50 mã có khả năng tăng giá, note đến mỏi tay. Nhưng đến tuần trước thì quét cả 2 sàn và giảm các điều kiện thì ưu ái lắm cũng chỉ có khoảng 20 c/p tăng giá thôi và số đó nó cứ giảm dần. Qua đó có thể đoán được VNI điều chỉnh.
Hôm nay ngồi quét 1/2 sàn HO và đã hiện ra tới hơn 10c/p có thể bắt được. ---> VNI sẽ bounce.

Vấn đề là VNI bounce hay đi lên luôn thì tôi chưa xem kỹ, nhưng cảm giác là VNI tạm lình xình 550-580 thêm 1 thời gian đã.

30.9.09

Bão số 9

Xem thời sự, thấy TV đưa tin 2 việc là bão số 9 tàn phá miền Trung và các bác to to bỏ phong bì vào thùng quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung.

1. Bão đổ vào Quảng Ngãi và quét qua huyện Bình Sơn, nơi có nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nhà máy này mới phải tạm dừng để sửa valve do lỗi kỹ thuật và dự kiến hôm nay vận hành trở lại. Nhưng trớ trêu nó lại gặp cơn bão số 9. 1 bác PTT có mặt ngay tại đây để thị sát tình hình.
Cách đây khoảng nửa năm thôi, cả nước hồ hởi với khánh thành nhà máy LD Dung Quất, ca ngợi các quyết sách chọn xây dựng nhà máy ở đây. Nhưng đó là khi chưa có nhà máy thì người ta thường hồ hởi, bởi chưa biết hết các sự cố của nó. Giờ chưa kịp chạy full load đã gặp trục trặc tạm dừng mất cả tháng. Còn thời gian hàng chục năm tới đây, nhà máy sẽ đối mặt với 1 trong những yếu tố khắc nghiệt nhất của ngành dầu khí: thời tiết.

Ở Dinh Cố - BRVT, có nhà máy khí quy mô = 1/10 cái Dung Quất. Nhưng hàng năm cứ đến mùa mưa là nó shut down liên tục, vì đủ các lý do, kể cả do sấm sét (nhưng bây giờ đa phần <24hrs). Tôi đoán rồi đây LD Dung Quất cũng sẽ như vậy, 1 năm shutdown khoảng 5-10 lần không unit này thì unit khác, mỗi lần shutdown vài ngày. Có thể các cái này có trong dự kiến rồi nhưng sẽ phát sinh nhiều yếu tố không lường được từ nguyên nhân thời tiết. Và sau thời gian vận hành khoảng 3 năm thôi, người ta sẽ quay trở lại nhắc về việc chọn vị trí xây dựng Dung Quất là sai hay đúng. Tôi tin thế.

2. Các bác to to bỏ phong bì ủng hộ đồng bào bị bão lụt. Có lẽ các bác ấy làm vậy để phát động phong trào trên cả nước nên mới khuếch trương thế. Nhưng nhỡ 2 tuần sau có cơn bão nữa na ná như này (phủi phui cái mồm đi nhá) thì có lại chiếu trên TV cảnh bỏ thùng quyên góp không nhỉ? Tôi nghĩ cách trợ giúp nhân đạo hay nhất là hàng năm bỏ ra 1-2 ngày lương để ủng hộ nạn nhân thiên tai, xóa đói giảm nghèo... Kiểu như vậy nó chủ động và có kế hoạch từ xa, hơn là cứ khi nào có vụ việc gì thì mới lại quyên góp, trông hơi nhếch nhác. Còn nếu là vận động quyên góp thì có lẽ nên tổ chức những ngày đi bộ vì nạn nhân này bệnh nhân kia, và duy trì thường niên. Chứ xếp hàng bỏ phong bì vào thùng làm từ thiện, trông hơi giống bầu cử nhỉ.

24.9.09

KDC

Chart này tôi vẽ từ tuần trước nhưng có vài lý do nhỏ nên chưa đưa lên. Chưa cập nhật giá tuần này.

23.9.09

Nasdaq-China-Vietnam


Thử đưa ra 1 cái nhìn dài hạn về VNI trên cơ sở so sánh với Nasdaq và TQ. Các khung thời gian tôi hơi thu nhỏ 1 tẹo để các giai đoạn chạm đỉnh - đáy khớp nhau. Từ đó nhìn Nasdaq sau 2000 đi như nào thì biết đâu TQ và VN đi theo nhu vậy. Cả 3 chỉ số đều có đặc điểm là bùng nổ với những niềm tin của giới đầu tư về sự kỳ vọng thái quá

Nhưng nói chung, VNI nhìn về cơ bản là giống anh TQ rất rất nhiều.

22.9.09

VHG

Có rất nhiều lý do để quan tâm VHG, dù quỹ ICV có mã này (ko biết giờ này họ đã bán hết chưa). Những đặc điểm ở trên chỉ là 1 trong nhiều đặc điểm về các c/p kiểu như này còn sót lại trên Hose chưa kịp tăng suốt 2 tháng qua.

21.9.09

VNI 20-9


Có 1 chút nhầm là VNI ngày 21/9, chứ không phải 20/9 như tôi ghi trong hình

19.9.09

HNX


Quan điểm của tôi lúc này là nên tập trung vào sàn Ha. Tỷ trọng 75-25 giữa các sàn Ha-Ho. Còn tỷ trọng tiền - cổ của tôi lúc này đang là 80-20.
20% tiền là chờ các c/p nào thấy có biến trong ngày là lao vào luôn, rồi cuối giờ thấy có biến lại giải phóng các c/p khác đã lên rồi.
Để theo dõi đc các c/p nào có biến động thì cần có kế hoạch trước, tức là lên danh sách sẵn các c/p có khả năng biến động tron ngày. (khoảng 20-30 mã) rồi ghi các dấu hiệu nó sẽ có biến, để bất chợt lúc nào đó mở bảng giá thì có thể thấy mã nào đang biến động. Rồi lúc đó cứ thế mà bơi vào theo cá mập thôi.
Biến động của c/p chỉ tập trung 2 vấn đề: giá và KL.

15.9.09

Chọn cổ phiếu

Từ khi quay lại thị trường hồi tháng 6, tôi chưa bao giờ ngắm nghía PTCB của cổ phiếu nào. Tất cả chỉ nhòm PTKT và thỉnh thoảng có thời gian thì ngó bảng điện. Vì hiện giờ là trend lên, nên là mua là thắng thôi. Có điều dùng PTKT để đoán được sóng ở mã nào trước, mã nào sau.

Cách chọn c/p của tôi cũng đơn giản, cứ sáng dậy sớm, ngồi khoảng 30min - 1hr quét các c/p theo tiêu chí nào đó mà tôi chợt nghĩ ra, đa phần mới đủ thời gian chọn sàn HO. Rồi từ đó lên danh sách ngày hôm đó mua gì bán gì. Ghi vào Google Calendar, cứ đến giờ giao dịch là nó tự nhắc mình mã nào, dấu hiệu gì, giá bao nhiêu mua, kỳ vọng như nào, v.v.v.

Ví dụ danh sách c/p lọc hôm 4/9

Mua các cổ phiếu:
XYZ, giá 25. Kỳ vọng lên 29-30, cao thì 33.
XYZ: nên mua thêm, giá 18, kỳ vọng 22
XYZ: Sang tuần mua giá 31, ít nhất lên 39
XYZ: Mua được, giá 10.7
XYZ: Nếu thấy nhích lên 19 thì mua ngay, vì nó sẽ tăng lên 24
XYZ: Giá xx.x, múc ngay. Quá ngon, lên xx ngon ơ.
XYZ: Đưa vào danh sách ngắm, vì giá lên được 34
XYZ: Quá ngon, mua 31, tối thiểu lên 37
XYZ: Giá 15.5, múc ngay, quá ngon. Giá lên tối thiểu 19
XYZ: Đang ngon, sợ hôm nay trần, mua, kỳ vọng lên 14. Giá chạy ngay.
XYZ: Sẽ lên khoảng 14-15 là ít nhất, giá chạy trong vòng 1 tuần nữa, mua 12 cũng được.
XYZ: lên xx, giá chạy trong tuần sau, Mua xx.x là quá được.
XYZ: sẽ đi ngang hoặc lên nhẹ 5-10% trong tháng sau, nhưng cuối tháng 9 sẽ bắt đầu bứt phá lên 22 trở lên. Giá hiện nay .... Khoảng từ 20/9 nên chú ý mã này.


Hy vọng 1 vài phương pháp nhỏ này có ích cho mọi người.

Thỏa sức tưởng tượng


Thử tưởng tượng ra cái HPG theo kiểu trên. Nếu đúng vậy thì khoảng cuối tháng 10 là lúc tạm nghỉ ngơi nhỉ?
Nhưng mà nhìn đúng chart như này thì tôi cũng không vào HPG, vì lợi nhuận nó ít quá. Nhiều mã khác chuẩn bị tăng 40-50% cơ.

Cổ phiếu xi măng

BCC
BTS

Cuối tuần tôi đọc báo thấy quỹ Bản Việt (ko nhớ chính xác lắm) nói là đến thời kỳ cổ phiếu xi măng. Thế là dòng họ xi măng phi ầm ầm ngay phiên đầu tuần mới. Xét về 3 cổ phiếu họ Hà Tiên bên Hose (tính thêm cả thằng vận tải HTV) thì không có dấu hiệu nổi bật trên TA. Nhưng ở 2 cổ phiếu BCC và BTS trên sàn Ha thì có dấu hiệu đặc biệt hơn.

BCC thì xét thêm KL. Nếu có quỹ lớn bò vào họ xi măng thì KLGD các phiên tới sẽ giữ ở mức gần tương đương phiên ngày 14/9. Khi đó các c/p xi măng sẽ lên 1 mạch ngang đỉnh cũ.
Còn nếu chỉ là thổi hơi trên báo, và bà con bò vào họ xi măng thì các c/p này chỉ tăng gần ngang đỉnh cũ và nhì nhằng ở đó.

Tôi thiên về khả năng thứ 2, tức là theo TA mà nhận định. Họ xi măng là họ cuối cùng chưa tăng kể từ giữa tháng 7. Nên nó sẽ tăng. Có điều họ xi măng chưa bao giờ khỏe hơn chỉ số chung VNI hay HNX, nên trông chờ c/p xi măng tăng mạnh là điều hơi mạo hiểm.

Nếu xảy ra khả năng thứ 2 thì thấy bà con nhiều xèng lắm, chỉ mua bán kiểu chỉ trỏ phong trào giống 2006 mà họ xi măng phi ầm ầm. Cơn điên thường bắt đầu từ phong trào.

9.9.09

STB - revision


Chart này có lẽ hợp lý hơn chart hôm qua. Theo chart hôm qua, STB rớt về 35 rồi sau đó mới bật lên thì hơi quá sâu vì như vậy là STB điều chỉnh tiếp 10%, trong khi nếu VNI điều chỉnh 10% thì VNI rơi về 480, sâu hơi đường hỗ trợ của VNI.
Do đó nếu tin rằng VNI sẽ điều chỉnh về mốc 500-510 thôi, tức là giảm thêm 5%, thì STB của hình này hợp lý hơn. Và bản thân hanging man của STB ngày hôm trước cũng ngắn hơn hanging man của 3 lần trước đó, tức là STB nếu có giảm thì cũng sẽ không sâu như 3 lần trước.

8.9.09

STB



Thấy nhiều người hỏi tôi về STB. Thử đưa cái chart STB lên thử xem sao. Chart này để dạng candle stick để chỉ ra 4 cái hanging man (dấu hiệu đảo chiều).

7.9.09

BMC: Something to imagine

Đó chỉ là suy nghĩ nhỏ của tôi. Có thể có nhiều kiểu khác lắm đấy.
À, dùng Fib Fan này sẽ thấy nhiều mã chuẩn bị giảm đấy. Cái hay của Fib Fan là trông thấy nó giảm nhưng nhìn theo thời gian dài hơi ra 1 tẹo thì nó là lình xình.

6.9.09

KSH: Break out


Tôi có quan điểm là không nói về các cổ phiếu cụ thể ở chỗ công cộng, nhưng nếu chỉ post về VNI thì lâu lâu mới có 1 bài. Nên là thôi cứ thỉnh thoảng có gì hay thì đưa các cổ phiếu vào cho blog nó đỡ tẻ.
KSH thì có dạng break out hôm thứ 6. Chart này tôi cắt volume đi cho đỡ rườm ra, nhưng nhìn thêm volume hôm thứ 6 cực lớn thì KSH là 1 dạng chuẩn của break out.

3.9.09

Support at 500-510 !!!


VNI sẽ điều chỉnh như post tuần trước Perochan nói, có điều sang tuần này mới điều chỉnh.
DJ, S&P cũng sẽ điều chỉnh.
Thường thì khi các chỉ số vượt qua retracement 23.6% mạnh mẽ thì nó sẽ chạm mốc 38.2% và rồi giảm về khoảng giữa đó để rồi test lại retracement 38.2% hoặc bật qua. Nên theo quan sát đó thì DJ sẽ rớt về khoảng 8800-9000, S&P rớt về ~960 và VNI sẽ rớt về khoảng 500-510. Sau đó nếu tất cả đồng pha thì sẽ là cú bật mạnh.

25.8.09

VNI điều chỉnh nhẹ

Dựa vào HPG để đoán VNI thì có thể thấy là nếu VNI điều chỉnh trong tuần này thì mốc hỗ trợ đầu tiên vào khoảng 505-510.
Quan điểm của Perochan lúc này vẫn chưa nên vào c/p nhóm TC-NH, trừ những ai vốn rất lớn và có ý định đầu tư. Sàn Ha cũng chưa nên vào dù nó chưa tăng điểm mấy so với sàn HO. Chỉ nên vào sàn HA khi các mã đầu tàu đã lên đường.
Vẫn cứ vui với các c/p nhỏ nhỏ ở sàn HO đã.

10.8.09

Be open minded



Hoàn toàn có thể xuất hiện vùng màu vàng với đường kháng cự như kia. Vấn đề vùng màu vàng sẽ giống lần trước hay không, và điểm bắt đầu vào vùng màu vàng là chỗ nào.
Đây lại là 1 điều mới, Perochan sẽ quay trở lại vấn đề này sau với vùng màu vàng. Nhưng từ 2 cái chart này làm Perochan đoán là VNI còn nhiều bất ngờ là vì thế.
À, thêm cái chart nữa tặng các bác nào hay đa nghi.

H&S bottom

Thế mới khoái, VNI như con cù, quay không biết đường nào mà lần nhờ.

5.8.09

Thêm cái chart nữa

Bổ sung thêm 1 cái chart các bác ạ. Cái này lấy từ web. Nói chung nhiều khi chả cần các phần mềm phức tạp, cứ đồ free mà sài. Mục tiêu cuối cùng là càng đơn giản càng hiệu quả.

2.8.09

Fibonacci retracement 23.6% và VNI

Có mấy cái chart về CK, hôm nay thử chức năng hình ảnh của Blogspot cái xem sao.





Đó là một số nhận xét về mức retracement 23.6 của VNI trong suốt 9 năm qua. Từ đó thử dự đoán VNI cái.



Dự đoán VNI trong tháng 7-9


Đó là dự đoán tính theo tháng. Còn diễn biến ngắn hơn của VNI thì có vài cái chart sau




Còn mấy cái nữa hôm khác post tiếp nhé. Hình như mạng lỗi hoặc blogspot lỗi hay sao ấy, error hoài