4.11.10

Những tam giác bất khả thi

Đây là entry liên quan đến tỷ giá mà tôi nói hôm trước. Câu chuyện tỷ giá là vấn đề dài, tôi nghĩ là không thể nói ngắn gọn trong 1 bài. Hoặc nếu muốn nói ngắn gọn thì mất nhiều thời gian suy nghĩ để viết gói gọn. Tôi dạo này lười nên cứ viết theo cảm nghĩ cho nó nhanh. Nghĩ đâu viết đó.

Vài tháng trước đây, khi xảy ra vụ Vinashin, tôi có nói rằng năm nay rất lo ngại vấn đề tỷ giá, cá nhân tôi thấy căng hơn vụ năm 2008, đặc biệt là nếu vụ Vinashin giải quyết không ổn thỏa. Những gì tôi viết hồi đó thì hiện giờ có vẻ đang trở thành hiện thực. Tuy nhiên cũng phải nói luôn là cũng giống năm 2008, khi đó có cách cứu vãn tình hình thì năm nay cũng có hướng đi làm dịu tình hình vậy. Nhưng cái đó bàn sau trong entry khác.

Bây giờ quay trở lại Vinashin 1 chút. Từ Vinashin sẽ suy ra được nhiều tập đoàn lớn khác và sẽ có bức tranh rõ hơn về kinh tế VN và từ đó có cái nhìn tổng thể về các vấn đề kinh tế trong đó có chuyện tỷ giá.

Trong kinh tế học quốc tế có khái niệm rất hay là Bộ ba bất khả thi. Đó là không thể có cả 3 thứ tỷ giá cố định, chính sách tiền tệ độc lập và tự do lưu chuyển vốn. Hay nói cụ thể ra thì không thể có cả 3 thứ cùng lúc là: tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp và tỷ giá hối đoái cố định.

Trong quản trị doanh nghiệp cũng có 1 bộ 3 kiểu như vậy. Đó là Chất lượng - Tiến độ - Chi phí, tên gốc của nó là management triangle. Hiểu nôm na thì trong 1 dự án, nếu thay đổi 2 trong 3 cái trên thì cái còn lại cũng phải thay đổi ngược lại. Cụ thể tức là muốn 1 dự án vừa nhanh, vừa tốt thì chắc chắn không thể rẻ. Hoặc muốn vừa nhanh vừa rẻ thì chắc chắn là không thể tốt, hoặc muốn vừa tốt vừa rẻ thì chắc chắn là không thể nhanh.

Vinashin là 1 doanh nghiệp còn trẻ nhưng được giao nhiệm vụ quá lớn là phải phát triển nhanh. Phát triển nhanh tức là phải có nhiều dự án, nhiều công trình và cần thực hiện trong thời gian ngắn. Tức là yếu tố Tiến Độ đối với Vinashin là điều quan trọng nhất. Mọi dự án đóng tàu phải ép thời gian, nhanh hoàn thành càng sớm càng tốt, nhanh đi vào hiện thực để còn hóa rồng. Cái đó sẽ kéo theo: hoặc là chất lượng thấp, hoặc chi phí cao hoặc cả 2.

Mà với doanh nghiệp, một trong 2 cái chất là lượng thấp hoặc chi phí cao đều dẫn đến việc khó tồn tại, khó cạnh tranh. Trái gió trở giời cái là lên đường gặp các cụ ngay. Gượng ép, bơm càng nhiều tiền thì dẫn đến là dễ thua lỗ càng lớn. Hiện thực của Vinashin là như vậy.

Vì thế bây giờ chỉ cần nhìn cứ doanh nghiệp nào phát triển quá nhanh là khả năng đặt bạn đó lên giá treo cổ nhiều hơn là việc tôn vinh.

Tương tự với quản lý tầm quốc gia. Nếu một đất nước đặt mục tiêu phải đầu tư, phát triển nhanh, khắp nơi là các dự án một cách vội vàng (đến mức người ta còn nghĩ là có dự án tàu cao tốc xuyên việt hơn 50 tỷ USD trình như 1 bản nháp chẳng hạn, thậm chí có kiểu dự án xây cổng 1000 năm trong 1 tháng phát biểu như tờ giấy gói xôi) thì nó dẫn đến 1 điều là chi phí các dự án sẽ quá cao hoặc chất lượng quá thấp. Cả 2 cái này đang hiện hữu ở trên khắp VN. Hệ quả của nó là chỉ số Icor báo đài vẫn hay nhăc đến.

Thế nhưng nhìn sang vấn đề khác. Đó là các dự án đang phát triển ở VN. Đa số đều là các dự án đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu. Hàng loạt dự án về điện chẳng hạn. Chi phí đầu tư lên đến hàng chục tỷ $. Như vậy nếu các dự án đó không tự huy động vốn được thì sẽ là nhà nước cho vay hoặc bảo lãnh vay v.v., tức là ngân sách mất đi khả năng dự phòng khi có sự cấp thiết sử dụng vốn $$. Ví dụ như vụ Vinashin bây giờ cần vài trăm triệu $ để trả nợ chẳng hạn, thì khả năng huy động ngoại tệ để CP trả nợ thay cho Vinashin cũng rất khó vì khả năng dự phòng đã đi đầu tư cho mục tiêu tăng trưởng của đất nước rồi.

Lại có 1 điều nữa là các dự án lớn thì đa phần chũng ta chưa tự nội lực được gì trong các dự án đó. Nền giáo dục không hướng tới đào tạo những người thợ và công nghiệp sản xuất nên trong các công trình đầu tư thực ra là đi mua toàn bộ thiết bị vật liệu từ nước ngoài về, thậm chí thuê cả người nước ngoài làm trọn gói. Những cái đó là yếu tố dẫn đến nhập siêu suốt bao năm nay. Tiêu sài xa hoa hay mua sắm của 1 bộ phận dân chúng chỉ là 1 phần thôi, nhưng nhập siêu chủ yếu là do các dự án nhiều hơn tiêu dùng. (cái này có thể xem thống kê tỷ trọng nhập siêu trên vài tờ báo nào đó). Nhìn xem như lọc dầu Dung Quất 3 tỷ, thủy điện Sơn La gần 3 tỷ rồi hàng loạt nhiệt điện khác mà cứ trung bình 1000MW là 1 tỷ $ (VN cần 30.000MW nữa), các dự án xăng dầu, khí đốt đều hàng trăm triệu $... Đó là tôi nói các dự án của khối doanh nghiệp NN.

Trong khi những người nông dân chổng mông lên giời để xuất khẩu gạo, người thợ may gục mặt vào máy để có kinh ngạch may mặc da dày đóng góp lớn nhất tỷ trọng xuất khẩu VN hiện nay v.v. thì chỉ cần vài dự án đầu tư lớn đã xóa hết những chắt chiu kia. Khi men say chiến thắng với các dự án thì cái gì người ta cũng vẽ ra để đầu tư được kiểu Vinashin 5 năm trước vậy. Đó là chưa nói đến trong tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng gia công thì một phần rất lớn nguyên vật liệu trong đó là do chúng ta chưa sản xuất được, đều phải nhập. Tức là giá trị thặng dư chỉ là các công đoạn labour cost ngắn cũn trong đó mà thôi.

Nhìn chung nếu các dự án lớn có IRR cao thì cũng đỡ, nên đầu tư. Có điều hết năm này qua năm khác, vấn đề nhập siêu cứ giải thích bằng việc do nhập khẩu máy móc thiết bị cho các dự án lớn mà IRR thực tế, NPV ra sao thì không ai có thống kê hay báo cáo để làm các lessons learned. (Kể cả giới học giả cũng chả thấy nghiên cứu chi tiết nào về các công trình, dự án đã đi vào hoạt động trong khi bất cứ dự án nào cũng phải qua các trung tâm thẩm định. Hic). Người ta phải bù vào việc nhập siêu bằng các khoản vay nước ngoài, vốn ODA, FDI hay kiều hối.

Nhìn việc thổng kê chi phí tổ chức lễ hội 1000 năm, hay các khoản chi ngân sách của CP báo cáo QH thì thấy rằng người ta không quản lý được các chi phí chi tiêu công. Nó là những mớ bòng bong rối rắm kinh khủng nếu ai đã trải qua rồi đều biết. Tương tự là sẽ không quản lý được các tiến độ giải ngân của các dự án đầu tư lớn. Mà các dự án đầu tư nó có 1 schedule về budget, tức là cứ đến đó là nó phải có $$$ để nhập khẩu máy móc thiết bị hoặc $$$ để thanh toán cho các thứ liên quan đến nước ngoài. Khi càng có nhiều dự án lớn và càng không kiểm soát được tiến độ giải ngân thì dễ xảy ra hiện tượng nhiều dự án đồng loạt cần $$$ trong 1 thời điểm. Kết hợp với thời điểm cuối năm các DN có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa phục vụ Tết thì tạo thành hiện tượng cộng hưởng. Đó là một trong những mấu chốt khiến tỷ giá biến động.

Nhìn rộng ra khi GDP của quốc gia muốn tăng mạnh thì sẽ gặp phải các cái trouble như vậy về tỷ giá và kéo theo vấn đề lạm phát. Hiện nay VN đang như bị rơi vào vòng xoáy tăng trưởng - lạm phát - tỷ giá vậy. Cái gì cũng muốn nhưng có 1 nguyên tắc của kinh tế học là chẳng cái gì mà không phải trả giá. Hay nói nôm na là không ai có được mọi thứ. Vậy thì cần đặt mục tiêu tổng quát là giải quyết cái gì trong vấn đề trên, rồi đi vào chi tiết.

Trở lại với management triangle. Nó là 1 phần na ná cái bộ 3 bất khả thi ở trên nhưng ở cấp độ thấp hơn. Tức là xác định mục tiêu ở cấp độ tổng quát rồi đi vào các mục tiêu cụ thể bên dưới. Tôi nói nhiều về nhập siêu liên quan đến cấp độ doanh nghiệp nhà nước vì khu vực này là điều mà CP chỉ huy được nhanh nhất trong trường hợp cấp thiết. Và sự chỉ huy đó cũng có tác động nhanh nhất đến vấn đề tỷ giá. Cái này sẽ bàn ở bài khác.

Thôi sơ sơ vài dòng bình loạn về 2 tam giác bất khả thi ở trên. Lúc nào có hứng sẽ lại bàn sau vậy.

Không biết còn tam giác nào bất khả thi nữa không nhỉ? Hihihi

6 comments:

  1. Vãi, em nghe anh pero nói thế thì thấy tình hình VN mình nguy nan - bế tắc - khó giải quyết quá. Vì mấy năm gần đây mục tiêu của Chính Phủ, Quốc Hội bao giờ cũng là Thúc đẩy tăng trưởng k.tế - Ổn định k.tế vĩ mô - Nâng cao đời sống an sinh xã hội ... etc ... bla bla ...

    Hi vọng có mấy bạn nhà báo vào blog anh pero với blog bác giangle mà chơi vài loạt bài kêu gọi VN giảm tăng trưởng GDP để ổn định tình hình thực sự đi, đừng chạy theo thành tích nữa !!!

    ReplyDelete
  2. cảm ơn bài chia sẽ sâu sắc của anh pero, em thấy chính phủ đã và đang nhận ra vấn đề của mình rồi, đặt biệt là đang quyết tâm cắt giảm đầu tư công, ngọn nguồn của các cơn bệnh tỉ giá và lạm phát. xin anh pero chia sẻ vấn đề này kĩ hơn

    ReplyDelete
  3. Bác Perochan có đánh giá gì về CK sau khi VND bị mất giá liên tục. Liệu có sự phục hồi nhẹ bù cho phần mất giá vừa qua không?

    Cảm ơn bác

    ReplyDelete
  4. Chính phủ ra tay phát này (có vẻ) kịp thời quá, hehe, thảo nào ck không có dấu hiệu hoảng loạn trong 1-2 tuần gần đây. Lần này NHNN lại được bác Thúy chỉ đạo nên em tin các giải pháp lần này là tốt - hợp lý - và hiệu quả.

    Có điều, em không rõ lần này có giống phát tăng lãi suất cơ bản lên 10% như hồi giữa năm 2008 không ?! Vì lúc đó lạm phát kinh quá, ~20%, ck lao dốc phùn phụt, nên biện phát tăng lãi suất được thị trường quá chờ đợi.
    Lần này, thị trường (theo em nghĩ) cũng chờ đợi việc tăng lãi suất này rồi, có điều tác dụng lần này không hiểu sẽ thế nào ?! Tức thời hay lâu dài ?! LS cao trong vài tháng tới chắc chắn sẽ kéo lạm phát xuống - là 1 điều tốt. Nhưng đồng thời, thắt chặt tiền tệ thì chắc chắn tăng trưởng sẽ giảm. Điều này tốt trong dài hạn, nhưng ngắn hạn thì em không nghĩ là sẽ tốt cho VNI.

    DN thì lại vừa chết quả vay $$$ đầu năm, cuối năm múc $$$ trả nợ (chắc qui ra VND thì ngang lãi suất 17-18%), giờ thêm lãi suất ~17-18% trong 1 năm tới, em nghi nhiều bác tư nhân đi viện lắm :D

    Có lẽ VNI chỉ hi vọng vào dòng tiền nóng từ 600tỷ$ mà FED bơm, sẽ chảy vào VN thôi. Dù sao cũng rất vui vì thấy CP lần này ra tay kịp thời quá :D

    ReplyDelete
  5. @Who: Tôi sẽ chia sẻ vào 1 bài khác về các mức tỷ giá dự kiến và cách xử lý.

    @Thepgi: Về CK tôi vẫn giữ nguyên quan điểm như trong cái chart dạo trước. Nói chung CK ko có gì mới so với dự kiến của tôi.

    ReplyDelete
  6. mình ko học về kinh tế nhung doc bai cua anh toi cung hieu,chung quy lai lam tham thanh tich nhung ko dc. theo anh thi nam toi se ra sao?

    ReplyDelete