Tôi có 1 đặc điểm là rất ít khi đọc các tin vụ án này kia hoặc thông thường là nắm bắt rất muộn các tin tức hình sự, vụ án này kia.
Cách đây khoảng hơn 2 tháng, nghe tin PVN họp yêu cầu các đơn vị báo cáo về vụ Nexus Technologies, tôi cứ nghĩ rằng chắc đây là công ty của Iran và mới lọt vào danh sách cấm vận của Mỹ. PVN muốn nắm bắt xem liệu có công ty nào của VN làm ăn liên quan đến Iran không?
Ai ngờ mấy hôm nay thấy báo chí nhắc nhiều đến vụ Nexus Technologies này và mới biết nó là vụ việc liên quan đến hối lộ. Vụ này đang sốt dẻo ở cộng đồng người Việt tại Mỹ. Một người bạn có hỏi han về vụ này nhưng thú thật là tôi không nắm rõ lắm. Chỉ vào trang http://www.nguoi-viet.com/ để xem diễn biến. Anh luật sư Trịnh Hội (chồng cũ của cô Kỳ Duyên) có vẻ rất sốt sắng với sự kiện này.
Tôi thì nghĩ khác.
Nhìn số tiền mà Nexus hối lộ trong 10 năm qua là khoảng 700k USD, tính ra 1 năm họ hối lộ khoảng 70k USD. Số tiền đó, tôi có cảm giác rằng nó hơi buồn cười nếu để lấy vụ này ra làm bằng chứng cho tệ nạn tham nhũng ở VN. Đơn giản vì con số đó có lẽ là quá nhỏ, cái này ai cũng biết mà. Nếu VN chỉ có vụ tham nhũng chừng đó thôi thì ơn trời, chúng ta đã sánh vai với các cường quốc năm châu rồi.
Tôi thì thấy rằng các bạn ở Hải ngoại sốt sắng vì 2 vấn đề
1. Lâu lắm mới thấy Mỹ tóm 1 vụ hối lộ chính phủ nước ngoài và người bị bắt lại là người Việt tại Mỹ.
2. Người nhận hối lộ được cho là làm việc trong chính quyền Việt Nam
Nhìn vào vấn đề 1, có thể thấy rằng trung bình 1 năm Nexus hối lộ khoảng 70k USD. Tôi chưa đọc các tài liệu điều tra, nhưng với 1 ít kinh nghiệm làm việc với các bạn Mỹ và những vấn đề liên quan đến FCPA (luật phòng chống tham nhũng) thì thấy rằng con số 70k USD kia có thể chưa phải dùng toàn bộ để hối lộ, mà thực tế là ít hơn thế. Luật FCPA rất phức tạp và khắt khe, tôi nhớ là các hành vi nào quá 50 USD đều bị coi là hối lộ. Vì thế khi có các kỳ World Cup, các bạn Mỹ không dám tổ chức cuộc thi cá độ có giải thưởng quá 50 USD nếu có các thành viên là viên chức VN tham gia. Tính theo mặt bằng sức mua ở VN thì số tiền đó chắc khoảng 2-300k VND thôi. Thêm nữa, 1 ví dụ khác là Nexus mà mời 1 công ty nhà nước VN tham dự gì đó, Nexus bỏ tiền vé máy bay, chi phí đi lại, ăn ở mà không xin các thủ tục phê duyệt FCPA thì sau này nếu bị điều tran, Nexus sẽ bị quy các hành động đó là hối lộ. Ở VN thì điều đó lại là bình thường. Chính vì thế mà tôi nói rằng 70k USD /năm là toàn bộ số tiền trung bình Nexus chuyển vào tài khoản trung gian ở HongKong. Còn thực chi phong bì có thể ít hơn. Còn lại là các chi phí bao tiêu cho các đối tác VN ăn chơi nhảy múa gì đó chẳng hạn. Cái này VN hình như chưa gọi là hối lộ nhưng FCPA thì coi đó là hối lộ.
Vấn đề nữa là khái niệm viên chức chính phủ. Khái niệm này của Mỹ cũng hơi khác với VN dù họ không sai. Ở VN người ta thường hiểu viên chức chính phủ nếu bạn làm việc cho 1 bộ ngành nào đó. Nhưng các bạn Mỹ thì coi rằng cứ làm cho cty nhà nước là viên chức chính phủ. Điều đó có nghĩa là chỉ cần làm ở công ty quốc doanh của bất cứ ngành nghề địa phương nào đều bị coi là viên chức chính phủ, và bạn phải cẩn thận nha, chi tiêu loằng ngoằng là thành hối lộ đó. Bất cứ khoản chi tiêu nào quá 50 USD do phía Mỹ trả, ví dụ vé máy bay, chi phí khách sạn .v.v đều bị coi là hối lộ nếu không làm thủ tục FCPA trước. Ví dụ: 1 công ty Mỹ mời 1 công nhân công ty thủy sản quốc doanh Cà Mau nào đó qua Mỹ truyền kinh nghiệm nuôi tôm. Nếu đó là viên chức nhà nước, thì cty Mỹ phải làm các thủ tục phê duyệt FCPA để các chi phí mời, ăn ở khách sạn sẽ trở nên hợp lệ. Mọi khoản phát sinh cũng cần FCPA approved rồi mới được chi cho anh công nhân kia. Còn nếu coi đó không phải là viên chức nhà nước thì các chi phí sẽ không phải làm thủ tục FCPA. Do đó khái niệm viên chức nhà nước rất quan trọng để quy vào tội hối lộ hay không.
Hôm qua thấy báo Người-Viet đưa tin có thêm 2 nhân vật nhà nước nhận hối lộ, trong đó có 1 bạn Nguyen Van Tam làm ở Vietsovpetro. Tôi thử lấy danh bạ 7000 người của Vietsovpetro ra search thì lạ thật, không có bạn nào tên là Nguyễn Văn Tâm(Tám, Tầm, Tam...) như trên. Như vậy khả năng nhân vật Nguyen Van Tam đã nghỉ hưu hoặc chuyển đơn vị khác hoặc loằng ngoằng như nào đó.
Còn 1 người nữa liên quan là Duong Quoc Ha. Bác này có lẽ quen thuộc với báo giới trong nước rồi, vì hiện nay vị này đang nhập kho sau mấy vụ dầu khí từ năm 2004 và từng là phó TGĐ của Vietsovpetro.
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tội nhất là 3 anh em họ Nguyễn. Chỉ nhập nhằng giữa khái niệm "viên chức nhà nước" hay không thôi, đã cho 2 kết quả trái ngược nhau. 1 đằng là chi phí hoa hồng và 1 đằng là hối lộ. Và nhiều khả năng 3 anh em này nhập kho chắc cũng gần 100 năm.
28.9.10
24.9.10
23.9.10
Hoa hậu và tử vi
Lang thang qua trang nhà của bác Dũng thì vào được bài viết http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2010/9/136516.cand. Thế là nổi hứng viết vài dòng minh oan cho các hoa hậu.
Vấn đề người đẹp hình như luôn hot trên các mặt báo và câu chuyện quanh các cuộc thi sắc đẹp luôn là đề tài gossip nóng hổi. Có điều hình như chất lượng các cuộc thi hoa hậu VN ngày càng xuống nên mức độ bàn tán về các thí sinh, bình phẩm ngoài lề về họ cũng nhiều hơn.
Tôi không có đánh giá gì về các cuộc thi HH vì nó cũng là 1 phần của kỹ nghệ giải trí, hết cuộc chơi này sẽ có cuộc chơi khác. Giống như các games vậy.
Có điều nhiều người hay nặng vấn đề trí tuệ, ngoan ngoãn, hiền thục, đảm đang của HH nói riêng hay những người của công chúng nói riêng. Tôi hoàn toàn ngược lại với quan điểm đó. Lý do này sẽ có giải thích rất đơn giản nếu nhìn qua lăng kính của tử vi.
Trong lá số tử vi của mỗi người đều có tổng cộng 108 ngôi sao cố định. Và nó chia vào 12 cung khác nhau như là MỆNH, PHỤ MẪU, PHU THÊ, PHÚC ĐỨC, TÀI BẠCH, TỬ TỨC, NÔ BỘC..... theo các quy tắc có sẵn dựa trên thời gian sinh.
Sự phân bố khác nhau đó tạo nên số mệnh của mỗi con người. Theo tính toán toán học thuần túy thì 108 ngôi sao đó có thể tổ hợp tạo nên khoảng 650 nghìn số mệnh. Tức là nếu theo khoa học tử vi thì cứ 650k người thì có 2 người trùng số mệnh nhau. Nếu kết hợp thêm với lá số tử vi của cha mẹ, anh chị em v.v thì lời giải sẽ khác đi, có thể lên đến hàng triệu số mệnh mới có người trùng nhau.
Tôi có thể cho rằng những đứa trẻ nếu sinh cùng ngày/giờ thì đa số những người đó có vận mệnh nói chung là cơ bản có xu hướng giống nhau (giống nhau theo khía cạnh cùng tốt hoặc cùng xấu, chứ ko có khía cạnh trái ngược tốt - xấu). Có 1 tiểu thuyết khá hay, liên quan 1 chút đến tử vi nếu theo cách nhìn của tôi. Truyện "Hai số phận". Nói về 2 cậu bé sinh cùng ngày giờ nhưng ở 2 nơi khác nhau là Ba Lan và Mỹ. Sau này cả 2 cùng thành đạt trên nước Mỹ, người làm ngân hàng, người làm khách sạn và thậm chí là đối thủ không đội trời chung.
Trở lại với lá số tử vi nói chung. Vì nó chỉ có hữu hạn 108 ngôi sao với các tính chất định sẵn. Tạm coi là 50% sao có tính chất tốt và 50% sao tính chất xấu. Vì nó phân bố trên 12 cung hay nói nôm na là 12 ô vuông kiểu chơi ô ăn quan, nên có thể thấy 1 điều tổng quát đầu tiên là nếu ô này chứa toàn sao tốt thì ô vuông khác sẽ chứa sao xấu.
Vậy thì với các cô hoa hậu. Rõ ràng tên của nó nói lên rằng họ là người đẹp. Tức là các sao tốt, sao về hình dáng rơi vào cung mệnh chẳng hạn. Họ là người đẹp, và lại nổi tiếng, thậm chí có nhiều tiền, thì các sao tốt về của cải rơi nốt vào cung tiền bạc (Tài Bạch) thì thì các sau xấu còn lại chỉ ở vài cung khác. Suy luận hình thức tạm thời cho cái nhìn sơ bộ thế đã.
Các sao xấu nếu rơi vào cung Phu-Thê thì tức là người đẹp đó có đường tình duyên lận đận. Cái này dân gian đã đúc kết thành những câu như "Hồng nhan bạc mệnh". Hoặc như cô Thúy Kiều, rất xinh đẹp, rất tài năng nhưng lận đận rất nhiều. Còn nếu các sao xấu rơi vào các cung khác, thì lại có tính thị phi, điều tiếng. Mà các điều tiếng đến thì đủ loại, nếu không g liên quan nhiều đến việc học hành thì cũng là lời ăn tiếng nói, tính cách, tiền bạc, gia đình v..v. Còn với phái nam, người ta thường nói "lắm tài nhiều tật" cũng không khác với những gì về nữ giới ở trên. Nhiều khi câu "của đi thay người" cũng là trên cái lý tuần hoàn như vậy. Sao mất tiền rơi vào cung hạn thì sao sức khỏe rơi vào cung khác.
Nhìn nhận lại các hoa hậu VN từ 20 năm nay, thì thấy rằng ai càng nổi tiếng thì cũng càng nhiều tai tiếng, như một định mệnh vậy. Còn cuộc sống cứ im lìm thì sóng gió sẽ đỡ hơn v.v.
Nói chung nhìn 1 cách tổng quát thì cuộc đời mỗi người là 1 cái gì đó công bằng. Không ai có mọi thứ và cũng chẳng ai mất mọi thứ. Cuộc sống được cái này sẽ mất cái kia. Biết cân bằng, biết chấp nhận, biết tự xử lý để "nhân định thắng thiên" sẽ cho nhiều điều phù hợp với mình hơn là những điều không phù hợp, để cuộc sống cân bằng hơn, thoải mái hơn.
Mà 1 dạo ở VST có góc về bói dịch cho VNIndex nhưng chưa thấy chỗ nào có xem tử vi cho VNIndex. Cái này mà có thời gian, công sức bỏ vào thì cũng sẽ hay lắm. Khi đó không chỉ VNIndex, mà còn có cả xem tử vi cho từng cổ phiếu nữa.
Vấn đề người đẹp hình như luôn hot trên các mặt báo và câu chuyện quanh các cuộc thi sắc đẹp luôn là đề tài gossip nóng hổi. Có điều hình như chất lượng các cuộc thi hoa hậu VN ngày càng xuống nên mức độ bàn tán về các thí sinh, bình phẩm ngoài lề về họ cũng nhiều hơn.
Tôi không có đánh giá gì về các cuộc thi HH vì nó cũng là 1 phần của kỹ nghệ giải trí, hết cuộc chơi này sẽ có cuộc chơi khác. Giống như các games vậy.
Có điều nhiều người hay nặng vấn đề trí tuệ, ngoan ngoãn, hiền thục, đảm đang của HH nói riêng hay những người của công chúng nói riêng. Tôi hoàn toàn ngược lại với quan điểm đó. Lý do này sẽ có giải thích rất đơn giản nếu nhìn qua lăng kính của tử vi.
Trong lá số tử vi của mỗi người đều có tổng cộng 108 ngôi sao cố định. Và nó chia vào 12 cung khác nhau như là MỆNH, PHỤ MẪU, PHU THÊ, PHÚC ĐỨC, TÀI BẠCH, TỬ TỨC, NÔ BỘC..... theo các quy tắc có sẵn dựa trên thời gian sinh.
Sự phân bố khác nhau đó tạo nên số mệnh của mỗi con người. Theo tính toán toán học thuần túy thì 108 ngôi sao đó có thể tổ hợp tạo nên khoảng 650 nghìn số mệnh. Tức là nếu theo khoa học tử vi thì cứ 650k người thì có 2 người trùng số mệnh nhau. Nếu kết hợp thêm với lá số tử vi của cha mẹ, anh chị em v.v thì lời giải sẽ khác đi, có thể lên đến hàng triệu số mệnh mới có người trùng nhau.
Tôi có thể cho rằng những đứa trẻ nếu sinh cùng ngày/giờ thì đa số những người đó có vận mệnh nói chung là cơ bản có xu hướng giống nhau (giống nhau theo khía cạnh cùng tốt hoặc cùng xấu, chứ ko có khía cạnh trái ngược tốt - xấu). Có 1 tiểu thuyết khá hay, liên quan 1 chút đến tử vi nếu theo cách nhìn của tôi. Truyện "Hai số phận". Nói về 2 cậu bé sinh cùng ngày giờ nhưng ở 2 nơi khác nhau là Ba Lan và Mỹ. Sau này cả 2 cùng thành đạt trên nước Mỹ, người làm ngân hàng, người làm khách sạn và thậm chí là đối thủ không đội trời chung.
Trở lại với lá số tử vi nói chung. Vì nó chỉ có hữu hạn 108 ngôi sao với các tính chất định sẵn. Tạm coi là 50% sao có tính chất tốt và 50% sao tính chất xấu. Vì nó phân bố trên 12 cung hay nói nôm na là 12 ô vuông kiểu chơi ô ăn quan, nên có thể thấy 1 điều tổng quát đầu tiên là nếu ô này chứa toàn sao tốt thì ô vuông khác sẽ chứa sao xấu.
Vậy thì với các cô hoa hậu. Rõ ràng tên của nó nói lên rằng họ là người đẹp. Tức là các sao tốt, sao về hình dáng rơi vào cung mệnh chẳng hạn. Họ là người đẹp, và lại nổi tiếng, thậm chí có nhiều tiền, thì các sao tốt về của cải rơi nốt vào cung tiền bạc (Tài Bạch) thì thì các sau xấu còn lại chỉ ở vài cung khác. Suy luận hình thức tạm thời cho cái nhìn sơ bộ thế đã.
Các sao xấu nếu rơi vào cung Phu-Thê thì tức là người đẹp đó có đường tình duyên lận đận. Cái này dân gian đã đúc kết thành những câu như "Hồng nhan bạc mệnh". Hoặc như cô Thúy Kiều, rất xinh đẹp, rất tài năng nhưng lận đận rất nhiều. Còn nếu các sao xấu rơi vào các cung khác, thì lại có tính thị phi, điều tiếng. Mà các điều tiếng đến thì đủ loại, nếu không g liên quan nhiều đến việc học hành thì cũng là lời ăn tiếng nói, tính cách, tiền bạc, gia đình v..v. Còn với phái nam, người ta thường nói "lắm tài nhiều tật" cũng không khác với những gì về nữ giới ở trên. Nhiều khi câu "của đi thay người" cũng là trên cái lý tuần hoàn như vậy. Sao mất tiền rơi vào cung hạn thì sao sức khỏe rơi vào cung khác.
Nhìn nhận lại các hoa hậu VN từ 20 năm nay, thì thấy rằng ai càng nổi tiếng thì cũng càng nhiều tai tiếng, như một định mệnh vậy. Còn cuộc sống cứ im lìm thì sóng gió sẽ đỡ hơn v.v.
Nói chung nhìn 1 cách tổng quát thì cuộc đời mỗi người là 1 cái gì đó công bằng. Không ai có mọi thứ và cũng chẳng ai mất mọi thứ. Cuộc sống được cái này sẽ mất cái kia. Biết cân bằng, biết chấp nhận, biết tự xử lý để "nhân định thắng thiên" sẽ cho nhiều điều phù hợp với mình hơn là những điều không phù hợp, để cuộc sống cân bằng hơn, thoải mái hơn.
Mà 1 dạo ở VST có góc về bói dịch cho VNIndex nhưng chưa thấy chỗ nào có xem tử vi cho VNIndex. Cái này mà có thời gian, công sức bỏ vào thì cũng sẽ hay lắm. Khi đó không chỉ VNIndex, mà còn có cả xem tử vi cho từng cổ phiếu nữa.
22.9.10
Trung thu!
Hôm nay là rằm trung thu rồi. Có lẽ bỏ bớt 1 hôm CK để giành thời gian nhiều hơn với các bạn thiếu nhi nhỉ.
LAF
Tôi post chart về LAF. Không phải vì tôi nói về LAF rồi nên cố nói theo. Mà vì cách nhìn c/p của tôi đơn giản theo những gì vẽ trên chart. Thực ra chart đó chỉ là 1 yếu tố đầu tiên. Còn khi xem đến PTKT còn nhiều cách khác nữa. Khi mà mọi hướng nhìn PTKT đều hội tụ 1 điểm, nói rằng c/p đó tăng giá, thì khả năng chính xác càng cao.
Bạn nói về PVC mà thử vẽ vài đường kiểu như LAF này thì cũng sẽ ra khoảng giá PVC sẽ đạt được. Có điều nếu dùng cách nhìn khác của PTKT thì PVC có kiểu đi khác. Tức là các cái nhìn PTKT không hoàn toàn hội tụ 1 điểm, hay nói khác đi, trong khoảng lợi nhuận 50% thì độ rủi ro của PVC cao hơn so với mã khác
Còn ngoài LAF thì có khoảng 15-20 c/p sẽ cho lợi nhuận 50% trong 3 tháng tới. (nói cái này vì thấy có người post danh sách 1 loạt các mã). Còn mã 100% thì cũng không chỉ có 1 mã. (Thực tình tôi không nhớ là mấy nữa vì chỉ xem qua cho biết. Còn mình chỉ chọn 1 cái yên tâm nhất mà thôi).
Có 1 bạn bảo lâu quá không thấy Perochan "lên đồng" như dạo trước. Chắc là đúng rồi. Bản thân viết blog này cũng là 1 nỗ lực để tránh nó bị bỏ hoang. Thấy nhiều người khac viết blog liên tục được mà Perochan thấy ngưỡng mộ quá. Đại khái cố gắng viết để tập lại thói quen viết lách của dạo trước chứ thực sự là thời gian không cho phép ngồi lâu.
Khoái nhất là chỉ vẽ chart, cắt dán vài phút là xong. hehe.
15.9.10
Think different !
Hôm nay thử đưa ra 1 cách vẽ mới về đường đi cổ phiếu nhé. TCM là 1 ví dụ để kiểm chứng, không phải để đầu tư.
Kể cả các support - resistant cũng không phải cứ là đường thẳng. Nhiều khi là các đường cong nữa cơ.
Kể cả các support - resistant cũng không phải cứ là đường thẳng. Nhiều khi là các đường cong nữa cơ.
14.9.10
Beyond the sea
Hì, vừa nhìn 1 số cổ phiếu thì vẫn chia làm 3 nhóm. Nhóm đi lên, nhóm đi xuống và nhóm đi ngang. Tỷ lệ phân đều nhau. Tạm kết luận là VNI vẫn sẽ đi ngang trong tháng 9. Gọi là đi ngang nhưng thực ra là đi lên nhẹ nhẹ. Xem xét 1 số mã lớn thì nhiều mã trụ cột của HNX và VNI đều sẽ tăng khoảng 30% so với hiện nay. Thời gian đến cuối tháng 11.
Cp tăng 50% mà tôi nói thì hôm qua đã bắt đầu chạy rồi. Thực ra nó nhập nhằng từ mấy hôm trước nhưng hôm qua chính thức trần. Sáng nay mua nốt rồi 10AM sẽ bật mí mã nào nhé.
Trong lúc chờ, mời mọi người nghe tạm Beyond the sea.
7.9.10
Time to say goodbye
Xin thanh minh rằng đó chỉ là lời dịch 1 bản opera sang tiếng Anh. Và đó là màn trình diễn của cô bé 10 tuổi Jackie, người Mỹ, hát ở vòng bán kết cuộc thi America's got talent.
http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/Am-nhac/2010/09/3BA2005C/page_1.asp
Tôi biết đến bài này cũng lâu lâu và thường nghe với bản gốc "Con te partiro" từ khi Andrea Bocelli trình bày. Thực ra chuyển ngữ tiếng Anh như trên là không đúng, nhưng xét về từ và ngữ âm thì lời dịch Time to say goodbye là dễ hát nhất, truyền cảm nhất so với bản gốc.
Kể cũng lạ, không chỉ ở VN mà cả trên thế giới, khi dịch hoặc viết bằng những điều buồn bã, chia ly bao giờ cũng tạo cảm xúc mạnh hơn đối với người đọc, người nghe.
Với bản Con te partiro, nếu dịch lời của nó thì trái ngược hẳn với tiêu đề tiếng Anh
Anh sẽ đi cùng em/ Qua những miền đất chưa bao giờ đặt chân tới/Anh chưa khi nào nhìn thấy/ Nhưng giờ đây/Anh sẽ đi, sẽ đến/ Vượt qua trùng dương/ Chỉ để đến nơi đó/ Có mặt trời của anh/ Có mặt trăng của anh/ Đó là em -tình yêu của anh/ v.v
Hihi, thực ra đó là những gì tôi nhớ mang máng về lời dịch. (ngày xưa mày mò và sau này bản Con te partiro có những liên quan đến nick Perochan này)
Trở lại với cô bé 10 tuổi Jackie. Tôi tin với tài năng không thể phủ nhận của cô, rồi đây nước Mỹ sẽ có 1 ngôi sao âm nhạc mới. Nước Mỹ thường biết tìm kiếm và phát huy những tài năng từ sớm như vậy trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, xét trên khía cạnh âm nhạc, thì giọng hát của Jackie vẫn mang chất giọng chưa đủ powerful, đủ rộng, để truyền cảm những rung động của thể loại nhạc kịch này. Giọng của Jackie mới đủ khỏe thôi. Nhưng vài năm nữa, tôi tin Jackie sẽ là ngôi sao lớn, như Piers nhận xét.
Dù sao khi nghe bài này, tôi lại nhớ lại 1 cuộc thi tương tự ở Anh, cách đây 3 năm, cũng ở vòng bán kết, có một thí sinh với nét mặt hơi cổ quái, trình bày bản này.
NHỮNG CHUYỆN CỔ TÍCH CÓ THẬT
Thí sinh đó là Pôn Pốt. Không phải đảng viên khát máu người Khmer, mà là 1 anh chàng có cửa hàng bán cell phone người Anh- Paul Potts.
Màn trình diễn của Paul ở bán kết cũng ấn tượng, khi mà nữ giám khảo duy nhất, diễn viên Amanda lau nước mắt mấy lần. Lúc này Paul cũng đã ăn mặc chỉnh chu hơn, có dáng dấp của một ca sỹ tenor hơn là ở mấy vòng ngoài, anh oánh con áo phông và quần sóc lửng lên biểu diễn.
Điều duy nhất Paul vân giữ nguyên hình ảnh so với các vòng thi trước là anh chàng 37 tuổi (hình như thế) vẫn giữ được nét chất phác, mộc mạc trên khuôn mặt có vẻ hơi yếm thế.
Và khi quay trở lại với màn trình diễn ở vòng ngoài của Paul, hẳn mọi người sẽ phải rùng mình mỗi khi nghe lại bản Nessun Dorma trứ danh của huyền thoại Pavarotti.
Khi bước ra sân khấu, câu mà cô diễn viên xinh đẹp Amanda hỏi khi Paul có vẻ đánh giá thấp anh này - What are you here for today, Paul? Nhưng anh chàng ngố ngố đó chỉ trả lời - to sing opera.
Khi Paul nói thêm câu nữa thì người nghe có cảm giác anh bạn này phát âm hơi ngắn lưỡi. Thêm bộ dạng khá mộc mạc, chân chất, khiến giám khảo Piers không tin lắm vào anh này. Còn Simon đi thẳng vào vấn đề luôn, chả cần hỏi han gì - OK, ready when you're.
Thực ra cái cách mà cả 3 vị giám khảo làm, đều thấy rằng họ không tin Paul. Sau này tôi có đọc đâu đó Simon nói rằng từng nghĩ Paul chỉ đến để gây chú ý bằng nổi tai tiếng v.v.
Nhưng khi chú vịt xấu xí cất giọng, cả hội trường lặng đi. Đánh giá và cảm nhận tiếp theo để mọi người tự thưởng thức. Chú vịt xấu xí đã hóa thành thiên nga, như Amanda nhận xét sau đó.
Còn tôi nghĩ rằng, có lẽ chưa ai có thể truyền cảm hứng nghe dòng nhạc opera một cách bình dân và dễ gần như vậy. Thực sự lần nào tôi nghê Paul hát bài này mà cũng phải rùng mình. Nhiều bạn khác chắc sẽ chảy nước mắt 1 xíu. Cất tiếng hát trong khoảng 2 phút, chưa hoàn thành trọn bài mà để lại cảm xúc như vậy trong người nghe thì không phải giọng ca nào cũng làm được.
Những cảm xúc đó là thật, rất thật. Vị giám khảo xinh đẹp đã phải thốt lên: I have goose pimples khi nhận xét về thí sinh có bộ dạng ngờ ngệch này.
Giờ Paul đã nổi tiếng thế giới và đi trình diễn khắp toàn cầu. Đã có lần tôi tìm, nghe đi nghe lại các bài của Paul, từ các trình diễn ở BGT cho đến tại các philharmonic nổi tiếng thế giới mà Paul biểu diễn để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự truyền cảm của giọng tenor này.
Hai năm sau Paul, nước Anh lại có nhân tài nữa bước ra từ BGT: là Susan Boyle với chất giọng trong đến kỳ lạ. Cái này hình như báo chí nhắc nhiều rồi, và số view của Susan trên Youtube vượt qua cả Paul. Hồi đó tôi giật mình bảo, liệu có phải đây là những dấu hiệu đầu tiên chấm dứt kỷ nguyên đóng góp đầy ảnh hưởng của nền kinh tế Anh trên thế giới. Bởi vì từng có nghiên cứu rằng khi nền kinh tế đi xuống, mất địa vị thống trị thì các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trở nên rực rỡ, phát triển mạnh và nhiều tài năng nổi lên.
Điều đó tôi chưa kiểm chứng nhưng suy ngược lại và nếu áp dụng vào nhóm văn học VN thì quả đúng. 20 năm thành tựu đổi mới kinh tế nhưng đố ai tìm thấy được những nhà văn lớn bước ra. (trừ Nguyễn Ngọc Tư)
Nhưng trong số những người làm nghề tay trái, nổi lên từ các cuộc thi phong trào thì tôi vẫn ấn tượng nhất với Paul Potts.
http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/Am-nhac/2010/09/3BA2005C/page_1.asp
Tôi biết đến bài này cũng lâu lâu và thường nghe với bản gốc "Con te partiro" từ khi Andrea Bocelli trình bày. Thực ra chuyển ngữ tiếng Anh như trên là không đúng, nhưng xét về từ và ngữ âm thì lời dịch Time to say goodbye là dễ hát nhất, truyền cảm nhất so với bản gốc.
Kể cũng lạ, không chỉ ở VN mà cả trên thế giới, khi dịch hoặc viết bằng những điều buồn bã, chia ly bao giờ cũng tạo cảm xúc mạnh hơn đối với người đọc, người nghe.
Với bản Con te partiro, nếu dịch lời của nó thì trái ngược hẳn với tiêu đề tiếng Anh
Anh sẽ đi cùng em/ Qua những miền đất chưa bao giờ đặt chân tới/Anh chưa khi nào nhìn thấy/ Nhưng giờ đây/Anh sẽ đi, sẽ đến/ Vượt qua trùng dương/ Chỉ để đến nơi đó/ Có mặt trời của anh/ Có mặt trăng của anh/ Đó là em -tình yêu của anh/ v.v
Hihi, thực ra đó là những gì tôi nhớ mang máng về lời dịch. (ngày xưa mày mò và sau này bản Con te partiro có những liên quan đến nick Perochan này)
Trở lại với cô bé 10 tuổi Jackie. Tôi tin với tài năng không thể phủ nhận của cô, rồi đây nước Mỹ sẽ có 1 ngôi sao âm nhạc mới. Nước Mỹ thường biết tìm kiếm và phát huy những tài năng từ sớm như vậy trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, xét trên khía cạnh âm nhạc, thì giọng hát của Jackie vẫn mang chất giọng chưa đủ powerful, đủ rộng, để truyền cảm những rung động của thể loại nhạc kịch này. Giọng của Jackie mới đủ khỏe thôi. Nhưng vài năm nữa, tôi tin Jackie sẽ là ngôi sao lớn, như Piers nhận xét.
Dù sao khi nghe bài này, tôi lại nhớ lại 1 cuộc thi tương tự ở Anh, cách đây 3 năm, cũng ở vòng bán kết, có một thí sinh với nét mặt hơi cổ quái, trình bày bản này.
NHỮNG CHUYỆN CỔ TÍCH CÓ THẬT
Thí sinh đó là Pôn Pốt. Không phải đảng viên khát máu người Khmer, mà là 1 anh chàng có cửa hàng bán cell phone người Anh- Paul Potts.
Màn trình diễn của Paul ở bán kết cũng ấn tượng, khi mà nữ giám khảo duy nhất, diễn viên Amanda lau nước mắt mấy lần. Lúc này Paul cũng đã ăn mặc chỉnh chu hơn, có dáng dấp của một ca sỹ tenor hơn là ở mấy vòng ngoài, anh oánh con áo phông và quần sóc lửng lên biểu diễn.
Điều duy nhất Paul vân giữ nguyên hình ảnh so với các vòng thi trước là anh chàng 37 tuổi (hình như thế) vẫn giữ được nét chất phác, mộc mạc trên khuôn mặt có vẻ hơi yếm thế.
Và khi quay trở lại với màn trình diễn ở vòng ngoài của Paul, hẳn mọi người sẽ phải rùng mình mỗi khi nghe lại bản Nessun Dorma trứ danh của huyền thoại Pavarotti.
Khi bước ra sân khấu, câu mà cô diễn viên xinh đẹp Amanda hỏi khi Paul có vẻ đánh giá thấp anh này - What are you here for today, Paul? Nhưng anh chàng ngố ngố đó chỉ trả lời - to sing opera.
Khi Paul nói thêm câu nữa thì người nghe có cảm giác anh bạn này phát âm hơi ngắn lưỡi. Thêm bộ dạng khá mộc mạc, chân chất, khiến giám khảo Piers không tin lắm vào anh này. Còn Simon đi thẳng vào vấn đề luôn, chả cần hỏi han gì - OK, ready when you're.
Thực ra cái cách mà cả 3 vị giám khảo làm, đều thấy rằng họ không tin Paul. Sau này tôi có đọc đâu đó Simon nói rằng từng nghĩ Paul chỉ đến để gây chú ý bằng nổi tai tiếng v.v.
Nhưng khi chú vịt xấu xí cất giọng, cả hội trường lặng đi. Đánh giá và cảm nhận tiếp theo để mọi người tự thưởng thức. Chú vịt xấu xí đã hóa thành thiên nga, như Amanda nhận xét sau đó.
Còn tôi nghĩ rằng, có lẽ chưa ai có thể truyền cảm hứng nghe dòng nhạc opera một cách bình dân và dễ gần như vậy. Thực sự lần nào tôi nghê Paul hát bài này mà cũng phải rùng mình. Nhiều bạn khác chắc sẽ chảy nước mắt 1 xíu. Cất tiếng hát trong khoảng 2 phút, chưa hoàn thành trọn bài mà để lại cảm xúc như vậy trong người nghe thì không phải giọng ca nào cũng làm được.
Những cảm xúc đó là thật, rất thật. Vị giám khảo xinh đẹp đã phải thốt lên: I have goose pimples khi nhận xét về thí sinh có bộ dạng ngờ ngệch này.
Giờ Paul đã nổi tiếng thế giới và đi trình diễn khắp toàn cầu. Đã có lần tôi tìm, nghe đi nghe lại các bài của Paul, từ các trình diễn ở BGT cho đến tại các philharmonic nổi tiếng thế giới mà Paul biểu diễn để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự truyền cảm của giọng tenor này.
Hai năm sau Paul, nước Anh lại có nhân tài nữa bước ra từ BGT: là Susan Boyle với chất giọng trong đến kỳ lạ. Cái này hình như báo chí nhắc nhiều rồi, và số view của Susan trên Youtube vượt qua cả Paul. Hồi đó tôi giật mình bảo, liệu có phải đây là những dấu hiệu đầu tiên chấm dứt kỷ nguyên đóng góp đầy ảnh hưởng của nền kinh tế Anh trên thế giới. Bởi vì từng có nghiên cứu rằng khi nền kinh tế đi xuống, mất địa vị thống trị thì các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trở nên rực rỡ, phát triển mạnh và nhiều tài năng nổi lên.
Điều đó tôi chưa kiểm chứng nhưng suy ngược lại và nếu áp dụng vào nhóm văn học VN thì quả đúng. 20 năm thành tựu đổi mới kinh tế nhưng đố ai tìm thấy được những nhà văn lớn bước ra. (trừ Nguyễn Ngọc Tư)
Nhưng trong số những người làm nghề tay trái, nổi lên từ các cuộc thi phong trào thì tôi vẫn ấn tượng nhất với Paul Potts.
6.9.10
Lòng tham
Đã có lúc tôi ngồi nhẩm tính rằng nếu mình đặt mục tiêu lãi 40% mỗi năm (mức này thật ra không khó lắm, không cần phải nhảy nhót gì nhiều, cứ kiên nhẫn chờ và chờ) và liên tục 10 năm như vậy thì tốc độ sinh lời sẽ là 1,4^10=~30 lần. Tức là 1 tỷ bây giờ đầu tư thì năm 2020 sẽ có thành 30 tỷ.
Tôi nghĩ bạn nào chơi CK với vốn 1 tỷ sẽ chả nghĩ mình có 30 tỷ sau 10 năm nữa đâu, mà thường nghĩ là 3-4 tỷ vào năm sau hoặc năm sau nữa thì phải có 10 tỷ cơ.
Đại khái ít người thích nghĩ dài hạn mà chỉ nghĩ ngày mai, tuần tới, tháng sau, cuối năm kiếm được bao nhiêu mà thôi. Tỷ lệ thành công là bao nhiêu thì tôi không biết.
Với tôi, điều đó quả là quá khó.
Làm thêm phép tính nữa: nếu với tốc độ sinh lời 40% /năm thì trong 15 năm sẽ cho tài sản gấp 150 lần.
Tự nhiên đến đây tôi lại nghĩ tới anh Buffet. Từng đọc đâu đó người ta nói rằng anh ấy có tài sản lãi gấp 30.000 lần so với thời điểm bắt đầu chơi CK. Vậy nếu giả sử Buffet đầu tư 30 năm (thực tế có thể hơn nhiều) thì làm phép tính ngược lại, thì thấy trung bình mỗi năm anh ấy cũng lãi khoảng 40% mà thôi.
Tôi nghĩ mỗi năm chỉ cần 1 mức khiêm tốn đó, vừa thảnh thơi vừa dễ chịu.
Quan sát VNI tôi thấy năm nào cũng có ít nhất 2 sóng lớn, oánh cật lực. Còn thế giới cũng vậy, năm nào cũng có sóng lớn.
Đó là ngồi nói lý thuyết thế, và tôi cũng chỉ đặt mục tiêu 40% /năm. Có điều nói thực là từ đầu năm đến giờ, chỉ vào đúng sóng tháng 5, nhảy ra chờ đến bây giờ lại vào. Sơ sơ đã hoàn thành mục tiêu rồi. Hôm qua ngồi mở thử vài mã, hic, bỗng nhìn thấy 2 mã nữa mà 1 anh cho lãi ít nhất 50%, và 1 anh cho lãi có thể tận 100% đến cuối năm. Đó là nhìn chart. Quay qua nhìn tình hình kinh tế thế giới, thấy rằng chắc là đúng vì mã 50% có liên quan mật thiết với 1 biến động lớn gần đây của thế giới.
Lòng tham lại nổi lên, hic. Dấu hiệu đầu tiên là mất cả tiếng để ngó các mã CK. Hic. (Mọi ngày chỉ 10min thôi)
Ngồi tĩnh tâm 1 chút, lại kìm lòng được.
Tôi nghĩ bạn nào chơi CK với vốn 1 tỷ sẽ chả nghĩ mình có 30 tỷ sau 10 năm nữa đâu, mà thường nghĩ là 3-4 tỷ vào năm sau hoặc năm sau nữa thì phải có 10 tỷ cơ.
Đại khái ít người thích nghĩ dài hạn mà chỉ nghĩ ngày mai, tuần tới, tháng sau, cuối năm kiếm được bao nhiêu mà thôi. Tỷ lệ thành công là bao nhiêu thì tôi không biết.
Với tôi, điều đó quả là quá khó.
Làm thêm phép tính nữa: nếu với tốc độ sinh lời 40% /năm thì trong 15 năm sẽ cho tài sản gấp 150 lần.
Tự nhiên đến đây tôi lại nghĩ tới anh Buffet. Từng đọc đâu đó người ta nói rằng anh ấy có tài sản lãi gấp 30.000 lần so với thời điểm bắt đầu chơi CK. Vậy nếu giả sử Buffet đầu tư 30 năm (thực tế có thể hơn nhiều) thì làm phép tính ngược lại, thì thấy trung bình mỗi năm anh ấy cũng lãi khoảng 40% mà thôi.
Tôi nghĩ mỗi năm chỉ cần 1 mức khiêm tốn đó, vừa thảnh thơi vừa dễ chịu.
Quan sát VNI tôi thấy năm nào cũng có ít nhất 2 sóng lớn, oánh cật lực. Còn thế giới cũng vậy, năm nào cũng có sóng lớn.
Đó là ngồi nói lý thuyết thế, và tôi cũng chỉ đặt mục tiêu 40% /năm. Có điều nói thực là từ đầu năm đến giờ, chỉ vào đúng sóng tháng 5, nhảy ra chờ đến bây giờ lại vào. Sơ sơ đã hoàn thành mục tiêu rồi. Hôm qua ngồi mở thử vài mã, hic, bỗng nhìn thấy 2 mã nữa mà 1 anh cho lãi ít nhất 50%, và 1 anh cho lãi có thể tận 100% đến cuối năm. Đó là nhìn chart. Quay qua nhìn tình hình kinh tế thế giới, thấy rằng chắc là đúng vì mã 50% có liên quan mật thiết với 1 biến động lớn gần đây của thế giới.
Lòng tham lại nổi lên, hic. Dấu hiệu đầu tiên là mất cả tiếng để ngó các mã CK. Hic. (Mọi ngày chỉ 10min thôi)
Ngồi tĩnh tâm 1 chút, lại kìm lòng được.
4.9.10
PVA theo yêu cầu
Đưa PVA theo yêu cầu của 1 bác nhé. Vùng màu xanh thì chưa có ý kiến vì có 2 khả năng. 60% là lên tiếp và 40% là giảm vừa phải. Cái đó phải chờ các bước phá các mốc của PVA như nào đã.
1.9.10
Subscribe to:
Posts (Atom)